TRAN XUAN AN - PHAN HOI 3 / feedback 3 ( trang phu 3 )

20.4.06

ONG PHAM THE DUYET CUNG THAM GIA THAO LUAN TREN BBCVIETNAMESE

ÔNG PHẠM THẾ DUYỆT CŨNG THAM GIA THẢO LUẬN TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BBCVietnamese

1. Trước, sau, tôi vẫn chỉ là một người làm thơ, viết văn và nghiên cứu sử học. Có những vấn nạn tôi không thể tự giải quyết được, nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết và thơ. Kết thúc của các tác phẩm văn chương ấy thường là bế tắc. Do đó, tôi phải tìm những lời giải đáp từ cuộc sống hiện tại (các văn kiện mới công bố, các phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp và từ tất cả mọi tầng lớp độc giả…). Dưới đây là một tư liệu lịch sử tôi thấy cần phải lưu trữ lại để bổ sung cho công việc văn chương, sử học của mình, mặc dù tôi không nghĩ phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt là nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 – 25-04-2006).

2. Ông Phạm Thế Duyệt cũng tham gia thảo luận ở Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Và như vậy, ông Phạm Thế Duyệt cũng chấp nhận đọc (nghe) các ý kiến phản hồi của độc giả khắp nơi trên thế giới và đồng thời chấp nhận cho mọi người trong nước cùng đọc (và có thể cùng nghe qua đài phát thanh BBC). Xin trân trọng và mạn phép lưu lại trên trang web này.

Thứ tư (thứ năm cũ), 20-04 HB6 ( 2006 ),
tại TP. HCM., Việt Nam
TXA.


Web BBCVietnamese.com 19 04 HB6 ( 2006 ) ; cập nhật 12h52 GMT (ngày giờ tại London, nước Anh)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060419
_phamtheduyet_interview.shtml


"VIỆT NAM KHÔNG THỂ CÓ ĐA ĐẢNG"


Ngày 19-4, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam bước sang ngày họp thứ hai, với một trong những chủ đề được bàn đến là 'nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng'.
Trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nói các đại hội trước đây chỉ tổng kết giai đoạn năm năm, nhưng lần này, Đại hội X tổng kết cả 20 năm đổi mới.
Một điểm khác thứ hai, theo ông Phạm Thế Duyệt, là cách chuẩn bị đại hội.


Phạm Thế Duyệt: Lần này ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhân dân đều có điều kiện đóng góp với Đảng ngay từ khi hình thành Dự thảo báo cáo chính trị. Đến khi dự thảo xong rồi, công bố trên báo chí thì lại tham gia ý kiến tiếp.
Như thế, tôi cho rằng việc hình thành dự thảo không chỉ lấy từ ý kiến trong đảng, mà mang tính chất nghiên cứu, tập hợp đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân. Các lần trước cũng có làm nhưng diện không rộng như thế, cũng không chủ động như lần này.
Một điểm mới nữa liên quan Điều lệ Đảng. Đại hội bàn một số vấn đề khác trước, ví dụ tính chất của đảng (Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhưng nay khẳng định cũng của cả dân tộc). Vai trò giám sát và phản biện xã hội cũng được đề cập, tức là không chỉ cấp ủy đảng ở trên giám sát cấp dưới, mà còn phải dựa vào hệ thống của Mặt trận và các tổ chức của nhân dân để giám sát cán bộ đảng viên.
Vấn đề nhân sự cũng được quan tâm. Tài, đức là đương nhiên rồi, nhưng người ta cũng đòi hỏi nhân sự vào Trung ương phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dám làm.

BBC: Trong quá trình đóng góp ý kiến, có những người đề cập đến vấn đề đa nguyên, đa đảng, mở rộng dân chủ. Thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam với những kêu gọi đó là như thế nào, thưa ông?

Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc. Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền. Chẳng qua có một số ít người họ nói theo cảm tính cá nhân của họ thôi. Nhưng thử hỏi đất nước này, trước đây lãnh đạo hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc thì đảng nào lãnh đạo? Lúc bấy giờ có ai tranh giành không?

BBC trích riêng để nhấn mạnh:
“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng.
Đó là vấn đề nguyên tắc.
Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền”.
Ông Phạm Thế Duyệt.


Phải đặt vấn đề như thế để thấy đặc điểm Việt Nam khác. Từ 76 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí đương nhiên, được nhân dân thừa nhận. Đến năm 1930, Quốc dân đảng đã kết thúc rồi. Không phải vì Đảng Cộng sản không muốn họ làm cách mạng, mà vì họ không có đủ vai trò lãnh đạo nhân dân. Chỉ có Đảng Cộng sản này mới đưa được đến Cách mạng tháng Tám, mới tiến hành được kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Như thế phải nói rằng Đảng Cộng sản chẳng tranh giành với ai. Giành độc lập dân tộc, chống xâm lược, toàn bộ đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nên chúng tôi không bao giờ xem cái việc ấy (đa nguyên, đa đảng) lại cần đặt ra thảo luận làm gì. Chắc chắn không có nhiều người lại nghĩ đến những việc như thế. Nhưng đương nhiên hiện nay, người dân đòi hỏi đảng phải thực hiện dân chủ nhiều hơn. Những gì đảng, nhà nước sai mà dân góp ý thì chắc chắn sẽ tiếp thu và sửa chữa.

BBC: Có những thông tin nói là đang có chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo đảng, có người muốn đổi mới, có người không. Ông nghĩ thế nào ạ?

Cá biệt có ai nghĩ thế thì có thể có. Nhưng nếu ban lãnh đạo đảng không thống nhất thì làm sao có báo cáo chính trị trình với đại hội, mà chắc chắn đại hội sẽ ủng hộ báo cáo. Cho nên đừng nói như vậy, không đúng đâu.
Trong quá trình tranh luận, dĩ nhiên ý kiến khác nhau là bình thường. Hàng triệu người, bảo không có người ý kiến khác thì làm sao được. Ngày xưa, ngay từ những năm đầu chống Pháp, chống Mỹ, đã có những ông đã phản bác cụ Hồ, chính phủ cơ mà.

.................................................................

Xin xem ý kiến thảo luận trên BBCVietnamese.com / search (hoặc link bên trên):

Nguyễn Kỳ Anh, tp.HCM
Phạm Minh, San Diego, USA
Tuấn Khoa, Houston, USA
Trần Quang Trung, tp.HCM
Nguyễn Hùng, Sài Gòn
Vô danh
Trần, Huế
Nguyễn Đạt, tp.HCM
Nguyễn Thái, tp.HCM
Phạm Tiến, Mátxcơva
Nhân, Sài Gòn
Phạm Xuân Quý, Saigon
TTD, Saigon
Vô danh
Đặng Gia, Saigon
Phạm Sơn, Hà Nội
Nguyễn Phương Quân, tp. HCM
Helicopter, tp.HCM
Vô danh, Hà Nội
Mạnh, Nam Định
ADSD
Nguyễn Thanh, TP. HCM
Vũ Kiên, Bình Phước
Thanh Sơn, Hà Nội
Độc giả không nêu tên
Hưng, TP. HCM
Giấu tên, Hà Nội
Trần Tiến, Đà Nẵng
Trần Minh, Westminster, Mỹ
Nguyễn Văn Dậu
Kỳ, TP. HCM
Trường, TP. HCM
Trung, TP. HCM
Thành, Moscow
Trung, Hải Phòng
Ẩn danh
Thanh Hiếu, TP. HCM
Nguyễn Phong, Illinois, Mỹ
Không nêu tên
Quang Dũng, Bắc Giang
Nguyễn Tuấn, Hà Nội
Giấu tên
Trang Nguyên, TP. HCM

_____________________________

PHẢN HỒI (21-04 HB6 [ 2006 ]):

Sáng nay, có một điện thư gửi đến tôi, với nội dung chỉ vỏn vẹn một câu hỏi. Xin chép lại như sau:

"Các nhà nghiên cứu sử học nghĩ gì về lời nhận định lịch sử của ông Phạm Thế Duyệt?".

Tôi chỉ chép lại câu hỏi ấy và không có ý kiến gì nữa.

Xin hãy vui lòng gửi đến Tcđt. BBCVietnamese hoặc Tcđt. Giao Điểm. Đây chỉ là website cá nhân, trang web này có chức năng lưu trữ một số nội dung của các diễn đàn truyền thông đại chúng khác để làm tư liệu, và thi thoảng cũng có thể tham gia dăm ba ý kiến cấp thời.

Xin cảm ơn và cảm phiền.


TXA.
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/an_diendan.htm

__________________

GHI NHẬN THÔNG TIN BUỔI TỐI:

PHẢI CHĂNG "TRĂM HOA ĐUA NỞ" (THỦ ĐOẠN PHÍA CẦM QUYỀN, BI KỊCH PHÍA NHÂN DÂN, TRÍ THỨC DÂN CHỦ) LẠI TÁI DIỄN ?
NHƯNG DẪU SAO CŨNG CHƯA PHẢI LÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ X ,
MẶC DÙ ÔNG LÊ HỒNG ANH ĐÃ PHÁT BIỂU CẤM ... ĐỐI LẬP (CÓ PHÂN BIỆT VỚI BỌN TAY SAI, NHỮNG LỰC LƯỢNG ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH...)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060421
_vietnam_security.shtml


21 tháng 4 2006 - Cập nhật 11h28 GMT (giờ tại nước Anh)
 
Đảng CS vẫn sẽ cấm tổ chức đối lập
 
Trong một diễn biến cho thấy không có gì thay đổi trong quan niệm về ổn định chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhấn mạnh tại phiên họp của Đại hội X ở Hà Nội rằng cần đấu tranh với các tư tưởng đa nguyên chính trị, và không để hình thành tổ chức chính trị đối lập.
 
Ông Lê Hồng Anh cảnh báo trước các đại biểu dự đại hội của Đảng Cộng sản rằng "các thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh hoạt động 'diễn biến hoà bình' với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc".
"Chúng tìm mọi cách móc nối giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hoá, quốc tế hoá các hoạt động chống đối; tập trung lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, gây rối, gây bạo loạn; cài cắm cơ sở; tác động, lôi kéo nhằm hình thành lực lượng chính trị đối lập; đưa người, phương tiện, vũ khí vào trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại".
Đảng Cộng sản Việt Nam thường sử dụng cụm từ "thế lực thù địch" để ám chỉ bất kì ai hay tư tưởng nào đe dọa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Ông Lê Hồng Anh than phiền rằng nhận thức về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn "mơ hồ, mất cảnh giác".
Ông nói trong tương lai cần tiếp tục tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho người dân về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, và tăng cường lãnh đạo của đảng đối với công tác xuất bản, thông tin, báo chí.
Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh phải "kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng 'đa nguyên chính trị', không để hình thành tổ chức chính trị đối lập".
Công cuộc đổi mới của Việt Nam từ 1986 đã kích hoạt cho cuộc tranh luận về cải cách chính trị. Quá trình này bị ngừng lại sau sự kiện biểu tình ở Thiên An Môn, Trung Quốc năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu.
Trước những đòi hỏi về cải tổ chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam từ hai thập niên qua đã phản ứng lại bằng cách đặt ra ngoài khuôn khổ thảo luận mọi ý kiến nhắc đến dân chủ đa đảng và đa nguyên chính trị.
Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thường lên tiếng cảnh báo về đe dọa của "diễn biến hòa bình" và nguy cơ tách khỏi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
 
BBCVietnamese.com

____________________


Ý kiến của độc giả về cuộc phỏng vấn – tham gia thảo luận
của BBC và ông Phạm Thế Duyệt
(danh sách người đọc thảo luận
[tiếp theo])
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060419
_phamtheduyet_interview.shtml

 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060421
_phamtheduyet_archive.shtml

 
Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:
Tôi đã có ý định chuyển sang đề tài quan tâm khác, nhưng việc chẳng đặng đừng, không thể gác lại cuộc thảo luận đang còn dở dang trên Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Vì thế, đành tiếp tục theo dõi cuộc thảo luận đó.
Tôi cũng có chút nhận xét: Hôm nay, những tin tức, ý kiến của người đọc, và cả mai sau, những trang sử về thời đoạn này, sẽ cộm lên một dấu hỏi to tướng: Tại sao lại phải giấu tên hoặc lấy tên giả, không ghi rõ địa chỉ khi thảo luận? Câu hỏi ấy sẽ mở ra nhiều câu trả lời; trong đó, có một câu: Nỗi âu lo về sự tái diễn “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”…
… & …
Có một điều rất rõ ràng là nhiều nhân chứng lịch sử (1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1989) vẫn còn sống; những người thảo luận hôm nay dĩ nhiên đều còn sống cả. Tôi tự nhủ thầm: Hãy cùng nhau đọc để kiểm nghiệm về quá khứ đã thành lịch sử (ông Phạm Thế Duyệt trình bày, nhận định lịch sử như vậy có đúng không?) và đối chiếu với thực tại (lời phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt đáng ngợi ca hay đáng phê phán?).
… & …
TXA.
23-04 hb6 ( 2006 )

 
Ngày 21 – 23 tháng 4 năm HB6 ( 2006 ) tại Việt Nam
 
 
NGYN

Trung Nhân
 
Lê Thu, Anaheim, Hoa Kỳ
 
Sao Mai, HCM, VN
 
Dân Chủ, Paris, Pháp
 
Lê Ngọc, HN, VN
 
Khanh, Nha Trang, VN
 
Lê Trình
 
Nguyễn Minh, HN
 
CCN

Lê Quốc Hùng, HCM, VN
 
Dân chủ Cộng hoà
 
Huy, Hà Nội
 
NGO DAC DAN DEN - HUE, VIETNAM
 
Nguyễn Kim, Sài Gòn
 
Nguyễn Thanh, HCM
 
Nguyễn Hùng, Hải Phòng
 
Bùi Tiến Thân, Hà Nội
 
Trien Dai Ca
 
Pingtung, Đài Loan
 
Đỗ Minh Nam, Việt nam
 
Lê Trình, Malaysia
 
Sniper, Sài Gòn
 
Không nêu tên
 
Ẩn danh
 
Ta Hoang
 
Al, Hoa Kỳ
 
Nguyễn, Hà Nội
 
PoorVN, HCMC
 
Trần Long, Manchester, USA
 
Nguyễn Hùng, Hải Phòng
 
Bùi Tiến Thân, Hà Nội
 
CCN
 
Thu Phong, Silver Spring, USA
 
Thính giả nặc danh, tp HCM
 
Trần Ngọc Minh, tp HCM
 
Hiếu, Hoa Kỳ
 
Anh Tuấn, Lyon
 
Thanh
 
Quốc Trung, Hà Nội
 
Lưu Minh, Huế
 
Minh, Đồng Nai
 
Không tên
 
Nguyen, HCM
 
Đảng viên
 
Nguyễn Phong, Đồng Tháp
 
Nguyễn Nam, HCMC
 
Không tên, Đà Nẵng, Việt Nam
 
VTD, tpHCM
 
Phan Lê, TP. HCM
 
Không nêu tên
 
Hưng, Hà Nội
.
No Name, Hải Phòng
 
Nam, Hà Nội
 
Trần Nguyên, Hà Nội
 
PMC, Hà Nội
 
ADK, Hà Nội
 
CT, Hà Nội
 
Nguyễn Huỳnh, California
 
Long, Hà Nội
 
Linh, Moscow
 
Đỗ, Thanh Hóa
 
Vũ Quang, Vĩnh Phúc
 
Văn Long, Đà Nẵng
 
Đặng Minh, Đà Nẵng
 
Tâm, Cần Thơ
 
Heo May, TP. HCM
 
Trần Vinh
 
Nguyễn Kỳ Anh, tp.HCM (xem danh sách 1)


_________________________________
 
 
Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ ! 

Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:
Ý thức sử tri là một nét bản sắc dân tộc. Tận chiều sâu của ý thức đó ở mỗi người còn là tiếng nói tự vấn của lương tri.
Không biết những nhân vật chức quyền hiện tại có ý thức rằng, những quyết định của họ hôm nay sẽ bị (hoặc được) sử học ghi nhận, đánh giá? Và sử học trung thực không chỉ ghi nhận, đánh giá về một cá nhân, một tập đoàn chức sắc nào đó, về những bộ phận xã hội nào đó, mà cho cả một thời đoạn lịch sử của một chế độ và cả dân tộc; rồi từ đó hình thành nên những trang sử của dân tộc về thời đoạn này.
Chẳng lẽ tôi lại cả gan nhắc nhở người khác về điều ấy? Nhưng dẫu sao, tôi vẫn ghi nhận với sự so sánh đồng đại, lịch đại, về tầm văn hiến chính trị, ở bình diện tự do, dân chủ tại nước ta với các nước trong khu vực, châu lục và trên toàn thế giới: Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ !
Khi lưu trữ tư liệu sử học này, bất chợt, tôi có ý nghĩ, giá như mỗi người đều có ý thức sử tri một cách cụ thể, hẳn sẽ không nỡ để đất nước ta có những trang sử trung thực đáng tủi thẹn (như phía chức quyền bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản … và phía nhân dân, trí thức chấp nhận “cúi đầu làm thinh” …).
... & ...
Và dẫu tình hình thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ là một "quan sát viên", nhân chứng của thời mình sống.

TXA.
23 tháng 4 HB6 ( 2006 )

 
 
Web BBCVietnamese.com
21 tháng 4 2006 - Cập nhật 14h33 GMT (ngày giờ tại nước Anh)
 
CHƯA CÓ Ý ĐỊNH CHO PHÉP BÁO TƯ NHÂN
 
Bộ trưởng Văn hoá thông tin Việt Nam, Phạm Quang Nghị, nói với đài BBC rằng hoạt động báo chí hiện khác trước nhiều, nhưng Việt Nam không có ý định cho phép ra đời báo chí tư nhân.
Ông Phạm Quang Nghị nói phương thức quản lý cũng như hoạt động của báo chí Việt Nam nay đã hay hơn và cởi mở hơn trước nhiều.
Tuy nhiên, ông khẳng định hiện Đảng Cộng sản Việt Nam không có chủ trương sẽ cho phép báo chí tư nhân.
“Hoạt động báo chí mỗi nước khác nhau. Luật ở Việt Nam không có quy định cho ra báo tư nhân, nên tôi không thể nói trước là bao giờ thì sẽ có báo chí tư nhân. Vấn đề này [báo tư nhân] phụ thuộc vào Quốc hội và ý nguyện chung của nhân dân”.
Thời gian gần đây, phương tiện truyền thông nhà nước cho đăng một số ý kiến đặt lại vấn đề về hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học ở Hà Nội, lên tiếng trên một tờ báo rằng “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước” và đề nghị Đảng Cộng sản trở lại với tên Đảng Lao động Việt Nam để “quy tụ được ý chí của dân tộc”.
Khi được hỏi ông nghĩ gì về cuộc tranh luận CNXH – dân tộc, bộ trưởng Phạm Quang Nghị cho rằng CNXH ở Việt Nam ngay từ buổi đầu đã hòa quyện với mục tiêu giải phóng dân tộc.
“Nếu cái đích của CNXH, chủ nghĩa cộng sản nói chung là giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, thì điều đó được vận dụng ở Việt Nam xuyên suốt từ khi có Đảng cho tới bây giờ. Mục tiêu giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại”.
“Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế chung của nhân loại tiến về trước có thể nhanh chậm khác nhau, nhưng theo tôi, đích đến cuối cùng cũng sẽ là như thế”.
 
BBCVietnamese.com