TRAN XUAN AN - PHAN HOI 3 / feedback 3 ( trang phu 3 )

23.3.07

“CĂN HỘ”, “NHÀ” HAY WEBLOG, WEBSITE...

Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ VẤN ĐỀ “CĂN HỘ”, “NHÀ” HAY WEBLOG, WEBSITE...

(tạp ghi)

Lời thưa trước: Chủ nghĩa nhân văn, trong đó có các giá trị độc lập - tự do, dân chủ - văn minh, bình đẳng - công bằng, nên cao siêu hay cụ thể? Cao siêu là cần thiết cho trí tuệ nhưng cụ thể mới thiết thực. Bàn luận về những cái bình thường có làm ngọn bút ta tầm thường không?

http://www.tranxuanan-linkdoanket.blogspot.com

+++ Có một số nhà văn, nhà nghiên cứu cho rằng, không nên đưa những danh sách này (trong đó có Trần Xuân An) vào các trang weblogs, vì phần lớn trong số các vị có tên, họ không viết tác phẩm bằng thể nhật kí (blog [book of log; log book] [?] [*]) bao giờ cả, cho dù ai cũng biết, trong văn học Việt Nam và thế giới, một số tác giả lớn lại thành danh với thể ấy.

+++ Ý kiến của một số nhà sáng tác, nghiên cứu khác: BLOGGER [*] chỉ là một thương hiệu. Đây là một cống hiến miễn phí của GOOGLE, với kĩ thuật internet vào loại cao nhất, tiện dụng nhất, được một đội ngũ kĩ sư lành nghề nhất đảm nhiệm việc bảo trì thường xuyên, người viết khỏi âu lo là còn phải kiêm thêm công việc bảo vệ những trang web của mình. Vả lại, ý nghĩa của từ "blog" đã mở rộng (một hoặc những trương mục [account / s] chứa đựng bất kì thể tài nào trên một website có tên miền [domain name] riêng [*]).

+++ Ý kiến về sách in giấy hay weblog, website: Biện pháp tối ưu là nên xuất bản sách in giấy trước khi đưa lên weblog hay website, để vừa bảo đảm bản quyền, vừa có văn bản cố định làm căn bản (sách in giấy), lại vừa có thể phổ biến sâu rộng (weblog, website). Sách in giấy, e-book--weblog, e-book--website, mỗi thứ có thuận tiện và thế mạnh riêng. Không nên căn cứ vào phương tiện (sách in giấy, weblog, website) để phân biệt "ngôi thứ". Đó là chưa kể đến loại sách-trên-sóng-phát-thanh (e-book--radio)! Vấn đề là chất lượng, giá trị đích thực của tác phẩm.

+++ Ý kiến của một nhà nghiên cứu: Trang này có thể sẽ phải xóa đi, để lưu trữ vào CD, hoặc sẽ dành cho một website có tên miền riêng trong một ngày gần đây, như Trần Xuân An đã thưa trước. Tôi cảm thấy khá buồn cười; không ngờ như vậy vô hình trung lại khiến mất đoàn kết thêm, chỉ vì sự phân biệt thể loại này hay thể loại khác, phân biệt "biệt thự", "nhà", "căn hộ trong chung cư" hay "phòng trọ" hoặc "lều"! Nhưng, so sánh thế cũng chỉ đúng ở cái tên miền (domain name) mà thôi! Thực chất, website thông thường cũng chỉ là "nhà thuê" (thuê "lô đất" [host], máy chủ [server]). Thử nhìn xem, về hình thức và khả năng phổ biến, trang weblog này có khác gì trang website nào đâu! Cả hai đều ở trên mạng liên thông toàn cầu (internet)! Nếu không có vấn đề "kiểm duyệt" internet, hay "hạn chế vì đụng chạm về chính trị, tôn giáo" nào đó, hoặc có thì giờ và trình độ kĩ thuật để chống tin tặc (hacker, một loại phá bĩnh, "kiểm duyệt" bất hợp pháp kiểu mafia), thì việc gì phải "ở nhờ"! Giá tiền một website với tên miền hẳn hoi, cũng không phải nhiều người không trả nổi (vài triệu đồng, tiền Việt Nam, một năm!). Vâng, vấn đề chính yếu là chất lượng, giá trị đích thực của tác phẩm, cũng như vấn đề là phẩm chất, tài năng đích thực của người chủ nhà.

+++ Ý kiến của một số nhà văn, nhà thơ khác nữa: Có lẽ ví von weblog-s như một căn hộ hay những căn hộ liên kế trong một chung cư là hợp lí nhất. Về địa chỉ, các căn hộ trong chung cư ấy đều có chung "tên miền", "lô", chỉ khác nhau con số của "căn hộ" mà thôi.
Thử so sánh địa chỉ căn hộ và địa chỉ webblog dưới đây:

~~~ Ông Trần Văn Z, căn hộ 456, lô G, Chung cư XXX, 324 Bến Chương Dương, phường 9, Quận 20, TP.HCM., Việt Nam
~~~ http://www.tranxuanan-linkdoanket.blogspot.com
[**]

+++ Ý kiến một người đọc: Như vậy, Blogger là một chung cư miễn phí (khu tập thể nhà ở không tính tiền thuê nhà).

+++ Ý kiến người đọc thứ hai: So sánh nhà ởnhà văn, nhà khoa học cũng dễ hình dung nhưng quá “khập khiễng”. Thực ra ngôi nhà tinh thầnngôi nhà vật chất là hai lĩnh vực khác nhau. Nhà ở bằng tranh tre hay nhà ngói, nhà lầu, biệt thự, nhiều trường hợp chỉ là thừa kế chính đáng hoặc mua bằng tiền bất chính (tham nhũng, kinh doanh bất lương…) hay chi do chiếm đọat, và rất khó thực hiện bình đẳng và công bằng theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo phân phối” (làm nhiều, làm giỏi, được ở nhà đẹp, rộng, tiện nghi và ngược lại). Nhà tinh thần (nhà nghiên cứu, sáng tác) chỉ do bản thân tác giả làm ra, chứ không thể thừa kế, sang nhượng, mua bán, chiếm đoạt, tham nhũng mà có được (nếu có cũng dễ phát hiện qua những trại sáng tác, những đợt tổ chức nghiên cứu, chủ yếu căn cứ vào thâm niên trong lao động nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, độ sâu dày của hàng loạt tác phẩm), và cũng rất dễ thực thi nguyên tắc bình đẳng, công bằng (bình đẳng về nhân phận, công bằng trong cống hiến - thụ hưởng, không phải bình quân chủ nghĩa) kể trên. Không nên căn cứ vào cái được gọi là quyền lợi chính trị hay lí lịch xét về mặt chính trị để phong cấp hoặc hạn chế danh hiệu “nhà tinh thần”.

+++ Ý kiến một họa sĩ: Tôi thấy các nhà nghệ thuật, nghiên cứu khoa học đều nghèo về vật chất, nhà ở của họ phần lớn là tồi tàn. Họ chỉ có danh giá ở lĩnh vực “nhà tinh thần” mà thôi.

+++ Ý kiến một nhà báo “tự do”: Đừng bày đặt phân biệt weblog, website và báo in giấy để ngăn chặn ý kiến đối lập. Weblog, website miễn phí (free) là một phương tiện để tự vệ không tốn tiền trước các loại bạo quyền, mafia-quyền để dân chủ hóa xã hội về mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực thi ca (đăng thơ, xuất bản thơ), hội họa (mở phòng triển lãm trên mạng), chứ không chỉ ở lĩnh vực thông tin thời sự… Trước đây, nhà thơ ngoài biên chế nhà nước chỉ làm thơ ngăn kéo, thơ truyền miệng và họa sĩ ngoài biên chế nhà nước chỉ triển lãm trong xó bếp, buồng ngủ… Trại viết, trại vẽ do nhà nước tổ chức, đâu có mời họ bao giờ! Còn thân phận các nhà nghiên cứu ngoài biên chế nhà nước? Sách nghiên cứu, bài khảo luận của họ bị ngâm tôm; viện nghiên cứu, trường đại học hay hội khoa học không lúc nào có nhã ý mời họ tham dự hội thảo, hội nghị khoa học hay nhận đề tài nghiên cứu cả! Còn trại nghiên cứu thì chưa từng có! ... Tuy nói vậy, nhưng nếu có một xã hội dân chủ, văn minh, bình đẳng và công bằng thực sự và chính đáng vẫn tốt hơn. Có điều, đến bao giờ?

+++ Ý kiến của một nhà giáo: Tất cả đều "bung ra" rồi. Từ Đổi mới, Cởi trói (1986) đến nay, tình hình báo chí, xuất bản, có khá hơn chứ, lại có thêm internet nữa; tuy vậy, cũng bị bọn xấu, phản động lũng đoạn không ít. Thật rắc rối, đau đầu. Được cái này, mất cái nọ. Chưa bao giờ có một xã hội thật sự như ý.

+++ Ý kiến một nhà văn "tự do": Tôi làm đơn gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam, đơn bị ngâm suốt 10 năm nay chưa được xét đến, mặc dù tôi có đến 7 cuốn tiểu thuyết đã xuất bản! Còn về học hàm, học vị, bạn tôi nói: Có rất nhiều tiến sĩ, giáo sư không viết được một bài nghiên cứu nào, mà chỉ ... khoe có cái thẻ đỏ đảng viên!

+++ Ý kiến của một nhà thơ nữ: Tất cả "khẩu hiệu" của nhà nước và các phe phái đều suông cả, mị cả! Thực chất là áp bức, tranh đoạt lẫn nhau. Phe này, miền này áp bức, tranh đoạt phe kia, miền kia, còn chúng ta chết đứng! Xã hội nói chung thì tầm thường, cứ nghĩ danh hiệu nhà nghiên cứu, nhà văn như quân hàm trên vai công an, bộ đội... (như một nhà văn Ba Lan, Mrozech thì phải, đã châm biếm, với một chi tiết rất đắt: con cánh cam tình cờ đậu trên ve áo, có người ngỡ là văn hàm; chợt con cánh cam bay đi, và thái độ, cách đối xử của người ấy cũng thay đổi...). Nhưng rốt lại, cũng phải tùy theo đời, vốn căn cứ vào văn hàm, học vị, ta nên đấu tranh để có văn hàm, học vị xứng đáng, không nên "sĩ diện hão"; và đồng thời cũng phải giữ phẩm chất đích thực của nhà nghiên cứu, nhà sáng tác, lấy giá trị tác phẩm làm cái bền vững, dài lâu, "cái còn lại sau khi tất cả đã mất". Phải đấu tranh để giành quyền sống xứng đáng với giá trị đích thực của mình!

+++ Có độc giả bổ sung thêm một danh sách các nhà nghiên cứu, sáng tác thuộc tỉnh Quảng Trị. (Riêng danh sách này, tôi [TXA.] có tự ý bổ sung thêm một nhà thơ tiền chiến: Phan Văn Dật [1907 - 1987]).

+++ Các ý kiến khác: Trông chờ những danh sách khác.

+++ Thêm một ý kiến của một nhóm nhà nghiên cứu, sáng tác: Trông chờ các ý kiến phản hồi khác.


Thứ nhất (thứ hai cũ), ngày 23-10 HB6 (2006)
TXA. chép lại các ý kiến phản hồi
và chỉ mỉm cười, nhưng không phải mỉm cười một cách "cao đạo".


______________________________

[*] Từ điển Oxford advanced learner's (Oxford University Press, 2005, p. 146-147) chỉ định nghĩa:
Blog:
Noun: A personal record that sb (somebody) puts on their website giving an account of their activities and their opinions, and discussing places on the internet they have visited.
Danh từ: Một hồ sơ cá nhân mà người nào đó thiết lập vào website [trở thành website tập thể] của họ để tạo nên một trương mục về hoạt động của họ, ý kiến của họ, và những chỗ thảo luận trên mạng liên thông toàn cầu mà họ đã ghé thăm.
Verb: to keep a blog => blogger (noun).
Động từ: quản lí, gìn giữ một blog => Danh từ chung: người quản lí, gìn giữ blog.

Bị chú 1:

Theo "Wordweb Dictionary":
Blog
Noun (blog):
A shared on-line journal where people can post diary entries about their personal experiences and hobbies.
“Postings on a blog are usually in chronological order”.
Verb (blogged; blogging):
Read, write, or edit a shared on-line journal.

Danh từ (blog):
Một bản thông tin trực tuyến hằng ngày được góp phần vào, [ấy là] nơi mà người ta có thể công bố [hoặc gửi lên] những mục nhật kí về những kinh nghiệm và sở thích cá nhân.

“Những công bố trên một blog thì thường thường theo thứ tự có tính niên biểu (trình tự thời gian)”.
Động từ (blogged; blogging):
Đọc, viết, hay sửa chữa một bản thông tin trực tuyến được góp phần vào.


Bị chú 2:

BLOGGER (Google) nêu câu hỏi, "what is a blog?" (một blog là gì?), và định nghĩa dưới các hình vẽ biểu tượng có phụ đề: ý nghĩ, phản hồi, hình ảnh, điện thoại di động
(
http://www.blogger.com/start ):
A blog is your easy-to-use web site, where you can quickly post thoughts, interact with people, and more.
Một blog là web-site dễ sử dụng của bạn, nơi bạn có thể công bố (hoặc gửi lên [mạng liên thông toàn cầu]) những ý nghĩ, tương tác với [mọi] người một cách nhanh chóng, và nhiều [cách thức, nội dung] hơn thế nữa.


[**] Cũng theo từ điển Oxford advanced learner's, bên trên, tr. 1426:
Spot:
1. small mark (điểm nhỏ, vết nhỏ);
2. place (nơi, chốn);
3. small amount (số lượng nhỏ);
4. part of show ([một] phần cuộc trình diễn);
5. in competition ([vị trí] trong sự cạnh tranh);
6. light (ánh sáng => spotlight: đèn chiếu điểm, đèn pha).
Do đó, có thể khu biệt nghĩa theo ngữ cảnh của từ "spot"; và xác định nghĩa của từ ghép BLOGSPOT (hoặc ngữ danh từ BLOG SPOT): [địa] điểm đặt blog; [một] phần của website (ở đây là website www.blogger.com / blogspot.com ).

Từ đó, chúng ta có thể rút ra định nghĩa chung nhất cho mỗi từ ngữ: BLOG, BLOGGER & BLOGSPOT (BLOG SPOT)...

TP. HCM., thứ hai (thứ ba cũ), 9 giờ 40 phút, 24-10 HB6
& 25 & 30-10 HB6




_____________________________________
_____________________________________



XIN LƯU Ý:
TỪ NGÀY 27-10 HB6 [2006], CÓ SỰ THAY ĐỔI TEMPLATE CỦA 3 TRANG PHỤ 1, 2 & 3, ĐỒNG THỜI CÓ BỔ SUNG THÊM MẤY DÒNG Ở MỤC ABOUT. NGOÀI RA KHÔNG CÓ MỘT THAY ĐỔI NỘI DUNG NÀO KHÁC, CHO DÙ MỘT DẤU PHẨY. NẾU CẦN THIẾT, TÔI SẼ ĐÍNH CHÍNH, CHỨ KHÔNG TÙY HỨNG THAY ĐỔI, SỬA CHỮA NỘI DUNG MÀ KHÔNG THÔNG BÁO (GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI ĐỌC), NHƯ ĐÃ NHIỀU LẦN GHI CHÚ NHẤN MẠNH.
TRÂN TRỌNG & CẢM ƠN.
TXA.


29 & 30-10 HB6
02-11 HB6


_____________________________________
_____________________________________




THÊM MỘT Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA MỘT NHÀ VĂN
VỀ “CĂN HỘ”, “NHÀ” HAY WEBLOG, WEBSITE...


Có nhiều người cảm thấy phiền lòng khi khơi vấn đề ra như vậy. Một số người khác vẫn giữ thái độ cao đạo, xem vấn đề này thuộc lĩnh vực rởm. Khá nhiều người khác lại hềnh hệch cười, khúc khích cười, trong giọng cười toát ra đủ vẻ hãnh tiến.

Nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu... thực chất cũng là những "con người bình thường" với những thái độ đáng phàn nàn? Ai đó lỡ mê tín, ngưỡng vọng nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... hẳn bị vỡ mộng?

Tất nhiên nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu... (nói chung là giới cầm bút văn nghệ, học thuật) về bản chất, không đến nỗi tầm thường như vậy. Chẳng qua là do cơ chế xã hội nước ta hiện nay với thói đời muôn thuở. Tỉ lệ bao nhiêu phần trăm do cơ chế xã hội, bao nhiêu phần trăm do thói đời muôn thuở, mỗi người tự ngẫm nghĩ, so sánh đối chiếu với các thời đại, các nước trên thế giới sẽ thấy rõ.

Ý kiến cuối cùng về vấn đề đang nêu ra có lẽ cũng là ý kiến của nhà văn này. Xin ghi nhận như sau: "MỖI NGƯỜI CẦM BÚT HÃY ĐƯA TẤT CẢ TÁC PHẨM (SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU) CỦA MÌNH LÊN MẠNG LIÊN THÔNG TOÀN CẦU (INTERNET), WEBSITE-FRONTPAGES HAY WEBSITE-BLOGS GÌ CŨNG ĐƯỢC. VÀ NHƯ VẬY VẤN ĐỀ SẼ SÁNG TỎ RA TRƯỚC CÔNG LUẬN. Những cây bút phê bình "có tổ chức", phe cánh sẽ khó dìm, khó nâng được ai theo ý đồ của lãnh đạo, ý đồ bên ngoài văn chương, nghệ thuật. Phiền lòng, cao đạo, hãnh tiến làm gì! Dĩ nhiên, còn có thêm một điều nữa: Nếu xuất bản thành sách in giấy trước, vẫn là tối ưu". Nhà văn này rất cảm ơn INTERNET, mặc dù cũng rất ngán "rác rưởi" khá nhiều trên "mạng lưới".

Người ghi nhận xin miễn bình luận.

Trân trọng,
TXA.
Lúc 16 : 36', thứ bảy (chủ nhật cũ), ngày 03-12 HB6 (2006)
tại TP.HCM., Việt Nam.



04-12 HB6




______________________________


GOOGLE PAGE CREATOR

Cách đây khoảng hơn mười ngày, tôi tình cờ biết được GOOGLE có thêm một website cộng đồng mang tên "Google Page Creator". Quả là thú vị, khoảnh khắc ấy!

Creator? Nói theo cách tiếp thị, "khách hàng là thượng đế" (creator). Nói theo các nhà dân chủ, mỗi công dân, mỗi thành viên đều là người làm chủ, người xây dựng (creator) đất nước mình, hội đoàn mình tham gia.

Tôi tìm định nghĩa ở Từ điển Oxford (Oxford Advanced learner's dictionary, Oxford University Press, 2005), tr. 345: "Creator: (noun) 1. A person who has made or invented a particular thing: Walt Disney, the creator of Mickey Mouse. 2. the Creator: God".
(Một người đã tạo ra hoặc phát minh một vật thể [:tác phẩm; công trình khoa học, công nghệ...] đặc biệt [:độc sáng]: Walt Disney, nhà sáng tạo ra [loạt phim hoạt hình] "Chuột Mickey". 2. [viết hoa]: Thượng đế).

Hiểu theo nghĩa đen của cụm từ, phải chăng là "Người sáng tạo (họăc của) 'Trang Google'" hay "Tác giả ở 'Trang Google'"? Người cầm bút ở bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng đều có thể tham gia vào website "Google Page Creator", theo cách "hồn ai nấy giữ".

Dẫu với cách hiểu nào đi nữa, với tên website cộng đồng như thế, rõ ràng là biên độ thể loại không còn gò bó vào thể nhật kí (blog); còn mức độ và tính chất, ý hướng sáng tạo của mỗi thành viên tự do tham gia là tuỳ từng người.

Tôi nghĩ thế. Xin trân trọng thực hiện thêm một bản sao trang "Giao lưu - đoàn kết -- Những danh sách rời về các nhà hoạt động văn học nghệ thuật, nghiên cứu trong và ngoài nước" và đưa đến địa chỉ mới:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com
/linkdoanket


Thành thật tạ lỗi vì đã lạm dụng danh xưng "blogger".
Chân thành cảm ơn Google (Google Blogger Team, Google Page Creator Team...).
Trân trọng,
Trần Xuân An
14 giờ 22', ngày 22-3 HB7 (2007)
[Mùng 4 tháng 2 Đinh hợi HB7],
tại TP.HCM., Việt Nam.

6 : 22', 23-3 HB7



20.11.06

THƯ MỤC TRỰC TUYẾN THƯ VIỆN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG


CÓ SỰ GÕ PHÍM VI TÍNH NHẦM LẪN TÊN TÁC GIẢ
Ở THƯ MỤC TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG LIÊN THÔNG TOÀN CẦU
CỦA THƯ VIỆN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG








Tác giả đã gửi thư kính đề nghị Ban Quản thủ Thư viện Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG và bộ phận kĩ thuật vi tính, website trực thuộc vui lòng điều chỉnh lại sự nhầm lẫn trên trang web thư mục:

Tác giả của cuốn sách "TIỂU SỬ BIÊN NIÊN PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886), KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP", Nxb. Thanh Niên, 9-2006, là TRẦN XUÂN AN (bị nhân viên Thư viện gõ phím vi tính nhầm, thành Trần VĂN An)

(Cuốn sách trên được xuất bản một lần với cuốn sách khác của Trần Xuân An: "Nguyễn Văn Tường [1824 - 1886], một người trung nghĩa", cũng do Nxb. Thanh Niên ấn hành, 9-2006. Cuốn sách thứ hai này được đưa lên thư mục của Thư viện Báo SGGP. với các chi tiết hoàn toàn chính xác).

Tác giả thành thật cảm ơn Ban Quản thủ Thư viện Báo Sài Gòn Giải Phóng đã đưa hai cuốn sách trên vào thư mục, trong đó có một cuốn được xếp vào diện phục vụ rộng rãi (*).
Tác giả cũng rất cảm ơn khi chi tiết tên tác giả bị gõ phím sai chữ như đã nói trên sẽ được điều chỉnh lại cho đúng.

Trân trọng kính đề nghị & kính thông báo
để khỏi trở ngại cho người đọc và để khỏi khó khăn, rắc rối về sau.

Tác giả:
TRẦN XUÂN AN
20-11 HB6 (2006)

_________________

(*) Nhân đây, xin nói thêm: Tác giả cũng không hiểu vì sao một trong hai đầu sách ấy lại thuộc diện bị hạn chế phục vụ người đọc. TXA.

Xem thêm:

http://www.sggp.org.vn/phimsachnhac/
nam2005/thang3/39680/




(Bấm vào ảnh để xem ảnh được phóng lớn)


21-11 HB6 (2006)


______________________________
_________________________________


Bổ cứu thông tin dữ liệu

NỘI DUNG THƯ MỤC CỦA THƯ VIỆN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

VỀ HAI CUỐN SÁCH CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN,

DO NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN ẤN HÀNH, 9-2006


I. TRANG KẾT QUẢ TÌM KIẾM

Kết quả tìm kiếm

Tìm thấy: 2 ấn phẩm.
Trang: 1

1. Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa: Khảo luận về một vài khía cạnh sử học / Trần Xuân An. - H. : Thanh niên, 2006. - 352 tr. ; 21 cm.

Đăng ký cá biệt: SGGP06003510

  1. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824- 1886): Kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực Pháp / Trần Văn An [*]. - H. : Thanh niên, 2006. - 441 tr. ; 21 cm.

Đăng ký cá biệt: SGGP06003511


II. TRANG HIỂN THỊ CATALOG CARD / 1

Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa: Khảo luận về một vài khía cạnh sử học / Trần Xuân An . - H. : Thanh niên, 2006. - 352 tr. ; 21 cm.

Dữ liệu biên mục

Trần Xuân An
Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa: Khảo luận về một vài khía cạnh sử học / Trần Xuân An. - H. : Thanh niên, 2006
352 tr. ; 21 cm
Tóm tắt: Tập hợp và phát triển những ý tưởng đã trình bày trong các cuốn sách viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường như: Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) : Truyện - Sử ký - Khảo cứu tư liệu lịch sử. Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886): Thơ - Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng… [**]

1. Nguyễn Văn Tường --
2. Lịch sử -- Nhân vật.

Chỉ số phân loại DDC : 959.7092
Số định danh : 959.7092 T772 A53

Dữ liệu xếp giá Chi tiết

TVSGGP: Sách Sơ đồ

SGGP06003510

  • Số bản: 1
  • Số bản rỗi: 0 (kể cả các bản được giữ chỗ)

Số bản được giữ chỗ: 0

>> Ấn phẩm không phục vụ <<

Các mục từ truy cập

  • Tác giả: Trần Xuân An, Nguyễn Văn Tường,
  • DDC: 959.7092,
  • Tiêu đề đề mục: Lịch sử,

(Lưu ý: Trang HIỂN THỊ MARC, có thêm chi tiết: Cô Nguyễn Thị Thuý Hồng là người đã lập phiếu thư mục).



III. TRANG HIỂN THỊ CATALOG CARD / 2

Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824- 1886): Kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực Pháp / Trần Văn An [*]. - H. : Thanh niên, 2006. - 441 tr. ; 21 cm.

Dữ liệu biên mục

Trần Văn An [*]
Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824- 1886): Kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực Pháp / Trần Văn An. - H. : Thanh niên, 2006
441 tr. ; 21 cm
từ Đại Nam
thực lục, rút gọn, dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết
Tóm tắt: Gồm 9 chương. Chương một: Thời học trò: Vấn đề tên họ và thi cử , Thời đỗ đạt và đi dạy học ở Mộ Đức (1824 - 1853). Chương hai: Thời làm Tri huyện Thành Hóa (1853 - 1863). Chương ba: Thời làm viên ngoại lang Bộ binh và án sát Quảng Nam
[***] (1863 - 1868). Chương Bốn: 1868 - 1873. Chương năm: 1873 - 1874. Chương sáu: … đến phụ chính đại thần (1874 - 1883). Chương bảy: Thời Dục Đức, Hiệp Hòa (1883). Chương tám: Thời Kiến Phúc, Thời Hàm Nghi, Kinh đô quật khởi và bị thất thủ (1883 - 1885). Chương chín: Lưu đày và cái chết nơi lưu đày biệt xứ (1885 - 1886). [****]

1. Nguyễn Văn Tường -- 1824 - 1886. 2. Lịch sử -- Nhân vật.

Chỉ số phân loại DDC : 959.7092
Số định danh : 959.7092 T772 A53

Dữ liệu xếp giá Chi tiết

TVSGGP: Sách [ Rỗi ] Sơ đồ

SGGP06003511

  • Số bản: 1
  • Số bản rỗi: 1 (kể cả các bản được giữ chỗ)

Số bản được giữ chỗ: 0

Số thẻ:

Mật khẩu:

ĐKCB:

Chỉ nhập khi muốn yêu cầu một ĐKCB cụ thể

Hiệu lực tới ngày

Lịch

Các mục từ truy cập

  • Tác giả: TRẦN VĂN AN [*], Nguyễn Văn Tường,
  • DDC: 959.7092,
  • Tiêu đề đề mục: Lịch sử,

(Lưu ý: Trang HIỂN THỊ MARC, có thêm chi tiết: Cô Nguyễn Thị Thuý Hồng là người đã lập phiếu thư mục).

___________________

[*] Đề nghị đính chính tên tác giả: TRẦN XUÂN AN (không phải Trần VĂN An)

[**] Tóm tắt nội dung: A. Phần mở đầu: Lời thưa đầu sách. B. Phần nội dung chính: Phần I. Bài khảo luận: 1. Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05 - 7 - 1885 (22 – 23-5 Ất dậu). 2. Bi kịch ở điểm đỉnh mâu thuẫn: 1883 – 1884, và sự chiến thắng của nhóm chủ chiến yêu nước. 3. Về một vài trang đảo ngược sự thật lịch sử vì mục đích tuyên truyền trong Việt Nam vong quốc sử. 4. Cách viết sử theo tiêu chí ngược ở Đại Nam thực lục chính biên kỉ đệ lục và cách viết sử xuyên tạc bằng sự đảo ngược sự thật lịch sử ở một vài trang trong Việt Nam vong quốc sử. Phần II. Đối thoại: 1. Trích đoạn “Chống xâm lăng” (và như một cách đối thoại với GS. Trần Văn Giàu). 2. GS. Bửu Kế, “Tòa Khâm sứ Pháp” (và vài nét bình chú tuỳ bút – khảo luận về lịch sử). Phần 3 III. Phụ lục: 1. Phụ lục I : Trích từ ĐNTL.CB.; Phụ lục II: Trích các tư liệu khác: QTHKL. & BAVH. C. Phần cuối sách: 1. Danh mục sách báo tham khảo. 2. Thông tin: Hội nghị, hội thảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 1886); báo chí bình luận, giới thiệu về tác phẩm “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)” của tác giả Trần Xuân An; … & 3. Danh mục sách của tác giả. Sách có những hình ảnh tư liệu.

[***] … và phủ doãn Thừa Thiên, bang biện huyện Thành Hoá …

[****] Phụ lục: Tư liệu. Thông tin: Hội nghị, hội thảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 1886) & báo chí bình luận, giới thiệu về tác phẩm “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)" của tác giả Trần Xuân An. ...v.v... Sách có những hình ảnh tư liệu.



7 : 57, thứ ba (thứ tư cũ), ngày 22-11 HB6 (2006)
TXA.



_________________________
_______________________________



THƯ VIỆN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
ĐÃ HIỆU CHÍNH THÔNG TIN DỮ LIỆU
vào trưa ngày 22-11 HB6 (2006)



Trần Xuân An
Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824- 1886): Kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực Pháp / Trần Xuân An biên soạn. - H. : Thanh niên, 2006

441 tr. ; 21 cm
Từ Đại Nam thực lục, rút gọn. Dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết
Tóm tắt: Để tạo tính tiện lợi cho việc tìm hiểu nghiên cứu về Kỳ Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), nhóm chủ chiến triều đình Huế cũng như giai đoạn lịch sử 1858-1885 và phong trào Cần Vương, tác giả Trần Xuân An đã biên soạn tiểu sử biên niên dạng niên biểu. Sách bao gồm 9 chương chia theo từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra sách còn cung cấp các tài liệu tham khảo như ảnh, bản đồ, các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các báo tạp chí có giá trị khác đăng trong phần Phụ lục

1. Nguyễn Văn Tường, Kỳ Vĩ phụ chính đại thần -- 1824 - 1886. 2. Biên niên tiểu sử nhân vật.
Chỉ số phân loại DDC : 959.7092
Số định danh : 959.7092 T772 A53



Trần Xuân An
Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa: Khảo luận về một vài khía cạnh sử học / Trần Xuân An. - H. : Thanh niên, 2006

352 tr. ; 21 cm
Tóm tắt: Tác giả Trần Xuân An đã thực hiện tác phẩm khảo luận một vài khía cạnh sử học về Kỳ vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường là "đại quan yêu nước dưới triều Nguyễn". “Tác giả đã nhìn nhận nhân vật lịch sử một cách biện chứng, làm cho nhân vật Nguyễn Văn Tường trở nên sống động trong cái không gian và thời gian của một tấn bi kịch lớn - tấn bi kịch của cả một dân tộc và một triều đại đang phải đối diện với họa xâm lăng giày xéo" (theo lời giới thiệu của nhà sử học Dương Trung Quốc).

1. Nguyễn Văn Tường, Kỳ vĩ phụ chính đại thần -- 1824 - 1886. 2. Tiểu sử nhân vật.
Chỉ số phân loại DDC : 959.7092
Số định danh : 959.7092 T772 A53

Xin người đọc vui lòng xem thêm các tiêu để thuộc hai bản mục lục của hai cuốn sách ở phần "Bổ cứu thông tin dữ liệu", tác giả đã mạn phép đưa lên trên trang này.

Trân trọng và thành thật cảm ơn Ban Quản thủ Thư viện Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG và cô Nguyễn Thị Thuý Hồng (phụ trách kĩ thuật website - internet).

Tác giả;
Trần Xuân An
14 : 44, ngày 22-11 HB6 (2006)






_________________________
_______________________________



THƯ CỦA NGƯỜI PHỤ TRÁCH
THƯ VIỆN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
VỀ VIỆC ĐÃ HIỆU CHÍNH THÔNG TIN DỮ LIỆU
(buổi tối, ngày 22-11 HB6 [2006])


Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2006

Kính gửi: Ông Trần Xuân An

Trước tiên thay mặt Thư viện Báo SGGP, xin chân thành cảm ơn ông đã tặng sách cho thư viện và những đề nghị đính chính cho biểu ghi biên mục của tác phẩm.
Về phần sai sót của biểu ghi, tôi thành thật xin lỗi về những khinh suất đó. Cũng xin nói rõ thêm cho ông biết về quy trình xử lý biên mục biểu ghi, những sách mới được biên mục phải qua duyệt mới được đưa ra phục vụ bạn đọc, hai biểu ghi được góp ý trên cũng nằm trong phần chưa duyệt nên ông sẽ thấy có dấu hiệu khóa (ở đây là dấu hiệu đợi duyệt, chứ không phải hạn chế phục vụ tài liệu đó như ông nghĩ.) Vì hạn chế độ dài ký tự trong biểu ghi, nên chúng tôi cũng không thể đăng hết phần mục lục sách như tác giả đề nghị, mong ông thông cảm. Tuy vậy, sự phản hồi và góp ý của ông đã giúp thư viện đính chính cho chính xác lại.
Thư viện Báo SGGP rất mong tiếp tục nhận được sách tặng và những đóng góp quý báu của ông.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và chúc ông sức khỏe.

Người gửi:
Nguyễn Thị Thúy Hồng
hongnguyen@sggp.org.vn



_________________________
_______________________________





Xin thành thật cảm ơn Ban Quản thủ Thư viện Báo Sài Gòn Giải Phóng và cô Nguyễn Thi Thúy Hồng (phụ trách trực tiếp).

Tác giả & người biên soạn:
Trần Xuân An
6 : 02, ngày 23-11 HB6
03-12 HB6 (2006)

7.11.06

THƯ MỤC TRỰC TUYẾN INTERNET CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ

Theo tinh thần một lá thư ngắn từ phương xa, tác giả nhận được và rất cảm ơn: Đây là một mẩu thông tin hữu ích và có giá trị (This is a valuable and useful piece of information):

THƯ MỤC TRỰC TUYẾN TRÊN INTERNET
CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ
LIBRARY OF USA. CONGRESS ONLINE CATALOG


"
DATABASE: Library of Congress Online Catalog

YOU SEARCHED: Author/Creator Browse = Trần Xuân An
SEARCH RESULTS: Displaying 2 of 2.


Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường,
1824-1886 :...


LC Control No.: 2005439303
Type of Material:
Book (Print, Microform, Electronic, etc.)
Personal Name:
Trần, Xuân An.

Main Title:
Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường, 1824-1886 : truyện, sử kí, khảo cứu tư liệu lịch sử / Trần Xuân An.
Portion of Title: Nguyễn Văn Tường, 1824-1886
Published/Created:
Thành Phố Hò̂ Chí Minh : Nhà xuất bản Văn nghệ, 2004.
Description: 4 v. in 1 : ill. ; 25 cm.
Summary: Biography of Nguyễn Văn Tường, the regent in one of the Vietnamese kingdoms.
Notes:
"Trọn bộ bốn tập."
Errata slip tipped in at end.
Includes bibliographical references.
Geographic Area Code: a-vt---
Quality Code: lcode


CALL NUMBER: Not Available
-- Request in: Asian
Reading Room (Jefferson, LJ150)
-- Status: In Process 02-20-2006

"



Trên đây là nguyên văn trang kết quả tìm kiếm sau khi thực hiện bước 6.
Đề nghị xem trình tự các bước như sau:

Bước 1: Truy cập theo link:
http://catalog.loc.gov/

(Bước 1 bis: Đây là bước dự trù tình huống có thể xảy ra. Nếu link tự động chuyển sang http://catalog.loc.gov/index.html , người truy cập phải bấm vào "LIBRARY CATALOGS", để đến với trang có link:
http://catalog.loc.gov/ )

Bước 2: Bấm vào "Basic search":
http://catalog.loc.gov/cgi-bin
/Pwebrecon.cgi?DB=local&PAGE=First


Bước 3: Điền tên tác giả vào khung “Search text”, chọn yêu cầu “Author/Creator browse”, bấm nút "Begin search".

Bước 4: Bấm vào tên tác giả.

Bước 5: Bấm vào tên sách đi liền với tên tác giả.

Bước 6: Bấm vào nút “Full record”.


_____________________

Ghi chú:
+++ Từ bước 3, người truy cập phải tự thực hiện việc điền tên tác giả (hoặc tên sách...) cần tìm kiếm. Nếu điền vào "search text" tên sách, phải chọn yêu cầu tương ứng là "title*"...v.v...

+++ Mục "Ngày xưa Hoàng Thị / [Trần Xuân An ... et al.]", với cụm từ trong 2 dấu móc vuông [Trần Xuân An ... et al.] có nghĩa là: Trần Xuân An và nhiều tác giả khác; hoặc, có thể hiểu thoát: ở tuyển thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 1995), có một bài thơ của tác giả Trần Xuân An trong đó.

Mục này khác hẳn với mục Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường, 1824-1886 : truyện, sử kí, khảo cứu tư liệu lịch sử / Trần Xuân An. (Trần Xuân An là tác giả duy nhất của bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường, 1824-1886", thể lọai "truyện, sử kí, khảo cứu tư liệu lịch sử").

Thứ hai (thứ ba cũ), 06 tháng 11 HB6 (2006)
[17-9 Bính tuất HB6],
lúc khoảng 8 : 00 & 14 : 27' & 17 : 51',
tại TP.HCM., Việt Nam.


______________________________


  • DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ - 2003



  • DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ - 2005


  • Bấm vào nút phóng lớn, đúng chuẩn (expand to regular size), phía cuối, bên phải ảnh

    7 : 44, sinh nhật, 10-11 HB6

    31.10.06

    XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG & ĐÍNH CHÍNH NIÊN KỈ PCĐT. TÔN THẤT THUYẾT & VUA HÀM NGHI

    ẢNH CHÂN DUNG VUA HÀM NGHI & ĐỆ NHỊ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN TÔN THẤT THUYẾT:

    (Trần Xuân An, "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa", Nxb. Thanh Niên, 9-2006)



    Ảnh trên: Chân dung vẽ truyền thần vua Hàm Nghi hồi còn trẻ




    Ảnh trên: Chân dung vua Hàm Nghi thuở đã về già (*)






    Ảnh trên: Chân dung vẽ truyền thần Tôn Thất Thuyết chân thực




    ĐÍNH CHÍNH NIÊN KỈ:

    Niên kỉ đệ nhị phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết ([1835?] 1839 – 1913), tr. 336:

    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong_III
    /phu_cdtnvtuong_tep14_III.htm


    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong_III
    /phu_cdtnvtuong_tep17_III.htm


    Niên kỉ vị vua yêu nước Hàm Nghi (1971 – [1943?] 1944), tr. 337:

    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong_IV
    /phu_cdtnvtuong_tep13_IV.htm


    Xem thêm:

    http://pg.photos.yahoo.com/ph/tranxuanan_vn
    /slideshow?.dir=/dd30scd&.src=ph
    (**)

    Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về việc ông đã gửi điện thư nêu lên sai sót do lỗi kĩ thuật về một vài con số niên kỉ, vốn được ghi chú dưới ảnh chân dung của hai nhân vật lịch sử Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, trong sách in giấy.

    Xin thành thật cáo lỗi cùng quý người đọc.
    Tác giả trân trọng đính chính.

    Nhân đây, cũng xin bày tỏ thêm một lần nữa: Tác giả trông mong sự góp ý, phê bình từ tất cả mọi phía, và xin chân thành cảm ơn trước.

    TP.HCM., ngày 31 tháng 10 HB6 (2006) --
    10 tháng 9 Bính tuất HB6

    Tác giả:
    TXA.

    ____________________________

    (*) Ghi chú:
    Xuất xứ ảnh vua Hàm Nghi lúc về già
    Hình ảnh này tôi không mạn phép sử dụng trong sách in giấy (Trần Xuân An, "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa", Nxb. Thanh Niên, 9-2006), chỉ đưa lên trang web theo các địa chỉ đã ghi (links).

    (**) Để đọc những dòng chú thích dưới ảnh trong tệp slideshow này, đề nghị lưu ý điều chỉnh ở thanh công cụ phía trên màn hình: VIEW --> ENCODING --> UNICODE (UTF-8).

    01-11 HB6 (2006)

    26.4.06

    CHẤP NHẬN LẮNG NGHE Ý KIẾN PHÊ PHÁN GAY GẮT

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    CHẤP NHẬN LẮNG NGHE Ý KIẾN PHÊ PHÁN GAY GẮT


    Tôi định xóa bỏ những khung chữ trên web-blog này (và ở "Website Trần Xuân An"), trong đó có những bài góp ý nhân Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 - 25-04-2006), nhưng đọc được một nhan đề (trích nguyên văn lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh) in bằng cỡ chữ lớn trên trang nhất 2 tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày hôm nay, 26-04-2006 (trên 2 websites TT. & TN. online cũng gần như thế), nên tôi vẫn cứ để nguyên những khung chữ góp ý ấy.
    Hi vọng mọi người đọc đều hiểu từ "nghe", "lắng nghe" có nghĩa bao gồm là "đọc", "đọc thấy và suy nghĩ"...

    TXA.


    Web Tuoi Tre
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134681&ChannelID=3


    Thứ Tư, 26/04/2006, 00:23 (GMT+7)
    Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
    họp báo vào chiều 25-04-2006


    …………

    * Reuters: VN đã có cạnh tranh trong kinh tế, vậy liệu có cạnh tranh trong chính trị?
    - Tôi nghĩ cạnh tranh trong làm ăn bây giờ là bình thường. Cùng với cạnh tranh trong sản xuất, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tốt hơn. Bởi vì mục đích cuối cùng của Đảng Cộng sản VN không ngoài mục đích nào khác là phục vụ nhân dân.
    Tôi không nghĩ có sự tranh chấp quyền lực ở chỗ nào cả. Chúng tôi không chỉ biết nghe, muốn nghe những ý kiến nhận xét tốt mà chúng tôi yêu cầu tất cả các cấp, cả hệ thống chính trị cũng phải dám nghe, biết nghe, lắng nghe tất cả ý kiến, thậm chí ý kiến phê phán gay gắt, từ đó rút kinh nghiệm để tránh những chuyện bất đồng, mâu thuẫn. Đó là điều quan trọng nhất.

    …………

    WebThanh Nien
    http://www2.thanhnien.com.vn/news/default.aspx?
    http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/4/26/146677.tno
    Chính trị - Xã hội
    Tổng bí thư Nông Đức Mạnh:
    Phải biết lắng nghe, cả những phê phán gay gắt!


    Thứ Tư, 26/04/2006, 14:36 GMT+7

    Việc cạnh tranh trong làm ăn kinh tế đã thấy rõ, vậy khi nào Việt Nam có cạnh tranh trong chính trị?
    - Trong quá trình đổi mới của Việt Nam, không khí dân chủ, cởi mở trong làm ăn đã được chính các nhà báo nước ngoài chứng kiến. Cạnh tranh trong làm ăn là chuyện bình thường. Trong chính trị, những đóng góp, thậm chí những ý kiến phê phán của nhân dân ngày càng được các cơ quan chức năng tiếp nhận để nghiên cứu xem xét.
    Tôi nghĩ ở đây không có sự tranh chấp quyền lực, có thể có ý kiến này kia khác nhau nhưng nhằm giữ vững đồng thuận để phát triển đất nước. Chúng tôi không chỉ muốn nghe những điều tốt, mà tất cả các cấp phải biết lắng nghe những ý kiến đóng góp thẳng thắn, thậm chí là gay gắt, từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình, tạo sự đồng thuận xã hội. Đó là vấn đề quan trọng nhất.

    20.4.06

    ONG PHAM THE DUYET CUNG THAM GIA THAO LUAN TREN BBCVIETNAMESE

    ÔNG PHẠM THẾ DUYỆT CŨNG THAM GIA THẢO LUẬN TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BBCVietnamese

    1. Trước, sau, tôi vẫn chỉ là một người làm thơ, viết văn và nghiên cứu sử học. Có những vấn nạn tôi không thể tự giải quyết được, nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết và thơ. Kết thúc của các tác phẩm văn chương ấy thường là bế tắc. Do đó, tôi phải tìm những lời giải đáp từ cuộc sống hiện tại (các văn kiện mới công bố, các phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp và từ tất cả mọi tầng lớp độc giả…). Dưới đây là một tư liệu lịch sử tôi thấy cần phải lưu trữ lại để bổ sung cho công việc văn chương, sử học của mình, mặc dù tôi không nghĩ phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt là nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 – 25-04-2006).

    2. Ông Phạm Thế Duyệt cũng tham gia thảo luận ở Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Và như vậy, ông Phạm Thế Duyệt cũng chấp nhận đọc (nghe) các ý kiến phản hồi của độc giả khắp nơi trên thế giới và đồng thời chấp nhận cho mọi người trong nước cùng đọc (và có thể cùng nghe qua đài phát thanh BBC). Xin trân trọng và mạn phép lưu lại trên trang web này.

    Thứ tư (thứ năm cũ), 20-04 HB6 ( 2006 ),
    tại TP. HCM., Việt Nam
    TXA.


    Web BBCVietnamese.com 19 04 HB6 ( 2006 ) ; cập nhật 12h52 GMT (ngày giờ tại London, nước Anh)

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060419
    _phamtheduyet_interview.shtml


    "VIỆT NAM KHÔNG THỂ CÓ ĐA ĐẢNG"


    Ngày 19-4, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam bước sang ngày họp thứ hai, với một trong những chủ đề được bàn đến là 'nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng'.
    Trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nói các đại hội trước đây chỉ tổng kết giai đoạn năm năm, nhưng lần này, Đại hội X tổng kết cả 20 năm đổi mới.
    Một điểm khác thứ hai, theo ông Phạm Thế Duyệt, là cách chuẩn bị đại hội.


    Phạm Thế Duyệt: Lần này ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhân dân đều có điều kiện đóng góp với Đảng ngay từ khi hình thành Dự thảo báo cáo chính trị. Đến khi dự thảo xong rồi, công bố trên báo chí thì lại tham gia ý kiến tiếp.
    Như thế, tôi cho rằng việc hình thành dự thảo không chỉ lấy từ ý kiến trong đảng, mà mang tính chất nghiên cứu, tập hợp đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân. Các lần trước cũng có làm nhưng diện không rộng như thế, cũng không chủ động như lần này.
    Một điểm mới nữa liên quan Điều lệ Đảng. Đại hội bàn một số vấn đề khác trước, ví dụ tính chất của đảng (Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhưng nay khẳng định cũng của cả dân tộc). Vai trò giám sát và phản biện xã hội cũng được đề cập, tức là không chỉ cấp ủy đảng ở trên giám sát cấp dưới, mà còn phải dựa vào hệ thống của Mặt trận và các tổ chức của nhân dân để giám sát cán bộ đảng viên.
    Vấn đề nhân sự cũng được quan tâm. Tài, đức là đương nhiên rồi, nhưng người ta cũng đòi hỏi nhân sự vào Trung ương phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dám làm.

    BBC: Trong quá trình đóng góp ý kiến, có những người đề cập đến vấn đề đa nguyên, đa đảng, mở rộng dân chủ. Thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam với những kêu gọi đó là như thế nào, thưa ông?

    Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc. Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền. Chẳng qua có một số ít người họ nói theo cảm tính cá nhân của họ thôi. Nhưng thử hỏi đất nước này, trước đây lãnh đạo hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc thì đảng nào lãnh đạo? Lúc bấy giờ có ai tranh giành không?

    BBC trích riêng để nhấn mạnh:
    “Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng.
    Đó là vấn đề nguyên tắc.
    Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền”.
    Ông Phạm Thế Duyệt.


    Phải đặt vấn đề như thế để thấy đặc điểm Việt Nam khác. Từ 76 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí đương nhiên, được nhân dân thừa nhận. Đến năm 1930, Quốc dân đảng đã kết thúc rồi. Không phải vì Đảng Cộng sản không muốn họ làm cách mạng, mà vì họ không có đủ vai trò lãnh đạo nhân dân. Chỉ có Đảng Cộng sản này mới đưa được đến Cách mạng tháng Tám, mới tiến hành được kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
    Như thế phải nói rằng Đảng Cộng sản chẳng tranh giành với ai. Giành độc lập dân tộc, chống xâm lược, toàn bộ đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nên chúng tôi không bao giờ xem cái việc ấy (đa nguyên, đa đảng) lại cần đặt ra thảo luận làm gì. Chắc chắn không có nhiều người lại nghĩ đến những việc như thế. Nhưng đương nhiên hiện nay, người dân đòi hỏi đảng phải thực hiện dân chủ nhiều hơn. Những gì đảng, nhà nước sai mà dân góp ý thì chắc chắn sẽ tiếp thu và sửa chữa.

    BBC: Có những thông tin nói là đang có chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo đảng, có người muốn đổi mới, có người không. Ông nghĩ thế nào ạ?

    Cá biệt có ai nghĩ thế thì có thể có. Nhưng nếu ban lãnh đạo đảng không thống nhất thì làm sao có báo cáo chính trị trình với đại hội, mà chắc chắn đại hội sẽ ủng hộ báo cáo. Cho nên đừng nói như vậy, không đúng đâu.
    Trong quá trình tranh luận, dĩ nhiên ý kiến khác nhau là bình thường. Hàng triệu người, bảo không có người ý kiến khác thì làm sao được. Ngày xưa, ngay từ những năm đầu chống Pháp, chống Mỹ, đã có những ông đã phản bác cụ Hồ, chính phủ cơ mà.

    .................................................................

    Xin xem ý kiến thảo luận trên BBCVietnamese.com / search (hoặc link bên trên):

    Nguyễn Kỳ Anh, tp.HCM
    Phạm Minh, San Diego, USA
    Tuấn Khoa, Houston, USA
    Trần Quang Trung, tp.HCM
    Nguyễn Hùng, Sài Gòn
    Vô danh
    Trần, Huế
    Nguyễn Đạt, tp.HCM
    Nguyễn Thái, tp.HCM
    Phạm Tiến, Mátxcơva
    Nhân, Sài Gòn
    Phạm Xuân Quý, Saigon
    TTD, Saigon
    Vô danh
    Đặng Gia, Saigon
    Phạm Sơn, Hà Nội
    Nguyễn Phương Quân, tp. HCM
    Helicopter, tp.HCM
    Vô danh, Hà Nội
    Mạnh, Nam Định
    ADSD
    Nguyễn Thanh, TP. HCM
    Vũ Kiên, Bình Phước
    Thanh Sơn, Hà Nội
    Độc giả không nêu tên
    Hưng, TP. HCM
    Giấu tên, Hà Nội
    Trần Tiến, Đà Nẵng
    Trần Minh, Westminster, Mỹ
    Nguyễn Văn Dậu
    Kỳ, TP. HCM
    Trường, TP. HCM
    Trung, TP. HCM
    Thành, Moscow
    Trung, Hải Phòng
    Ẩn danh
    Thanh Hiếu, TP. HCM
    Nguyễn Phong, Illinois, Mỹ
    Không nêu tên
    Quang Dũng, Bắc Giang
    Nguyễn Tuấn, Hà Nội
    Giấu tên
    Trang Nguyên, TP. HCM

    _____________________________

    PHẢN HỒI (21-04 HB6 [ 2006 ]):

    Sáng nay, có một điện thư gửi đến tôi, với nội dung chỉ vỏn vẹn một câu hỏi. Xin chép lại như sau:

    "Các nhà nghiên cứu sử học nghĩ gì về lời nhận định lịch sử của ông Phạm Thế Duyệt?".

    Tôi chỉ chép lại câu hỏi ấy và không có ý kiến gì nữa.

    Xin hãy vui lòng gửi đến Tcđt. BBCVietnamese hoặc Tcđt. Giao Điểm. Đây chỉ là website cá nhân, trang web này có chức năng lưu trữ một số nội dung của các diễn đàn truyền thông đại chúng khác để làm tư liệu, và thi thoảng cũng có thể tham gia dăm ba ý kiến cấp thời.

    Xin cảm ơn và cảm phiền.


    TXA.
    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/an_diendan.htm

    __________________

    GHI NHẬN THÔNG TIN BUỔI TỐI:

    PHẢI CHĂNG "TRĂM HOA ĐUA NỞ" (THỦ ĐOẠN PHÍA CẦM QUYỀN, BI KỊCH PHÍA NHÂN DÂN, TRÍ THỨC DÂN CHỦ) LẠI TÁI DIỄN ?
    NHƯNG DẪU SAO CŨNG CHƯA PHẢI LÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ X ,
    MẶC DÙ ÔNG LÊ HỒNG ANH ĐÃ PHÁT BIỂU CẤM ... ĐỐI LẬP (CÓ PHÂN BIỆT VỚI BỌN TAY SAI, NHỮNG LỰC LƯỢNG ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH...)

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060421
    _vietnam_security.shtml


    21 tháng 4 2006 - Cập nhật 11h28 GMT (giờ tại nước Anh)
     
    Đảng CS vẫn sẽ cấm tổ chức đối lập
     
    Trong một diễn biến cho thấy không có gì thay đổi trong quan niệm về ổn định chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhấn mạnh tại phiên họp của Đại hội X ở Hà Nội rằng cần đấu tranh với các tư tưởng đa nguyên chính trị, và không để hình thành tổ chức chính trị đối lập.
     
    Ông Lê Hồng Anh cảnh báo trước các đại biểu dự đại hội của Đảng Cộng sản rằng "các thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh hoạt động 'diễn biến hoà bình' với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc".
    "Chúng tìm mọi cách móc nối giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hoá, quốc tế hoá các hoạt động chống đối; tập trung lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, gây rối, gây bạo loạn; cài cắm cơ sở; tác động, lôi kéo nhằm hình thành lực lượng chính trị đối lập; đưa người, phương tiện, vũ khí vào trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại".
    Đảng Cộng sản Việt Nam thường sử dụng cụm từ "thế lực thù địch" để ám chỉ bất kì ai hay tư tưởng nào đe dọa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
    Ông Lê Hồng Anh than phiền rằng nhận thức về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn "mơ hồ, mất cảnh giác".
    Ông nói trong tương lai cần tiếp tục tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho người dân về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, và tăng cường lãnh đạo của đảng đối với công tác xuất bản, thông tin, báo chí.
    Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh phải "kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng 'đa nguyên chính trị', không để hình thành tổ chức chính trị đối lập".
    Công cuộc đổi mới của Việt Nam từ 1986 đã kích hoạt cho cuộc tranh luận về cải cách chính trị. Quá trình này bị ngừng lại sau sự kiện biểu tình ở Thiên An Môn, Trung Quốc năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu.
    Trước những đòi hỏi về cải tổ chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam từ hai thập niên qua đã phản ứng lại bằng cách đặt ra ngoài khuôn khổ thảo luận mọi ý kiến nhắc đến dân chủ đa đảng và đa nguyên chính trị.
    Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thường lên tiếng cảnh báo về đe dọa của "diễn biến hòa bình" và nguy cơ tách khỏi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
     
    BBCVietnamese.com

    ____________________


    Ý kiến của độc giả về cuộc phỏng vấn – tham gia thảo luận
    của BBC và ông Phạm Thế Duyệt
    (danh sách người đọc thảo luận
    [tiếp theo])
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060419
    _phamtheduyet_interview.shtml

     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060421
    _phamtheduyet_archive.shtml

     
    Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:
    Tôi đã có ý định chuyển sang đề tài quan tâm khác, nhưng việc chẳng đặng đừng, không thể gác lại cuộc thảo luận đang còn dở dang trên Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Vì thế, đành tiếp tục theo dõi cuộc thảo luận đó.
    Tôi cũng có chút nhận xét: Hôm nay, những tin tức, ý kiến của người đọc, và cả mai sau, những trang sử về thời đoạn này, sẽ cộm lên một dấu hỏi to tướng: Tại sao lại phải giấu tên hoặc lấy tên giả, không ghi rõ địa chỉ khi thảo luận? Câu hỏi ấy sẽ mở ra nhiều câu trả lời; trong đó, có một câu: Nỗi âu lo về sự tái diễn “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”…
    … & …
    Có một điều rất rõ ràng là nhiều nhân chứng lịch sử (1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1989) vẫn còn sống; những người thảo luận hôm nay dĩ nhiên đều còn sống cả. Tôi tự nhủ thầm: Hãy cùng nhau đọc để kiểm nghiệm về quá khứ đã thành lịch sử (ông Phạm Thế Duyệt trình bày, nhận định lịch sử như vậy có đúng không?) và đối chiếu với thực tại (lời phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt đáng ngợi ca hay đáng phê phán?).
    … & …
    TXA.
    23-04 hb6 ( 2006 )

     
    Ngày 21 – 23 tháng 4 năm HB6 ( 2006 ) tại Việt Nam
     
     
    NGYN

    Trung Nhân
     
    Lê Thu, Anaheim, Hoa Kỳ
     
    Sao Mai, HCM, VN
     
    Dân Chủ, Paris, Pháp
     
    Lê Ngọc, HN, VN
     
    Khanh, Nha Trang, VN
     
    Lê Trình
     
    Nguyễn Minh, HN
     
    CCN

    Lê Quốc Hùng, HCM, VN
     
    Dân chủ Cộng hoà
     
    Huy, Hà Nội
     
    NGO DAC DAN DEN - HUE, VIETNAM
     
    Nguyễn Kim, Sài Gòn
     
    Nguyễn Thanh, HCM
     
    Nguyễn Hùng, Hải Phòng
     
    Bùi Tiến Thân, Hà Nội
     
    Trien Dai Ca
     
    Pingtung, Đài Loan
     
    Đỗ Minh Nam, Việt nam
     
    Lê Trình, Malaysia
     
    Sniper, Sài Gòn
     
    Không nêu tên
     
    Ẩn danh
     
    Ta Hoang
     
    Al, Hoa Kỳ
     
    Nguyễn, Hà Nội
     
    PoorVN, HCMC
     
    Trần Long, Manchester, USA
     
    Nguyễn Hùng, Hải Phòng
     
    Bùi Tiến Thân, Hà Nội
     
    CCN
     
    Thu Phong, Silver Spring, USA
     
    Thính giả nặc danh, tp HCM
     
    Trần Ngọc Minh, tp HCM
     
    Hiếu, Hoa Kỳ
     
    Anh Tuấn, Lyon
     
    Thanh
     
    Quốc Trung, Hà Nội
     
    Lưu Minh, Huế
     
    Minh, Đồng Nai
     
    Không tên
     
    Nguyen, HCM
     
    Đảng viên
     
    Nguyễn Phong, Đồng Tháp
     
    Nguyễn Nam, HCMC
     
    Không tên, Đà Nẵng, Việt Nam
     
    VTD, tpHCM
     
    Phan Lê, TP. HCM
     
    Không nêu tên
     
    Hưng, Hà Nội
    .
    No Name, Hải Phòng
     
    Nam, Hà Nội
     
    Trần Nguyên, Hà Nội
     
    PMC, Hà Nội
     
    ADK, Hà Nội
     
    CT, Hà Nội
     
    Nguyễn Huỳnh, California
     
    Long, Hà Nội
     
    Linh, Moscow
     
    Đỗ, Thanh Hóa
     
    Vũ Quang, Vĩnh Phúc
     
    Văn Long, Đà Nẵng
     
    Đặng Minh, Đà Nẵng
     
    Tâm, Cần Thơ
     
    Heo May, TP. HCM
     
    Trần Vinh
     
    Nguyễn Kỳ Anh, tp.HCM (xem danh sách 1)


    _________________________________
     
     
    Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ ! 

    Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:
    Ý thức sử tri là một nét bản sắc dân tộc. Tận chiều sâu của ý thức đó ở mỗi người còn là tiếng nói tự vấn của lương tri.
    Không biết những nhân vật chức quyền hiện tại có ý thức rằng, những quyết định của họ hôm nay sẽ bị (hoặc được) sử học ghi nhận, đánh giá? Và sử học trung thực không chỉ ghi nhận, đánh giá về một cá nhân, một tập đoàn chức sắc nào đó, về những bộ phận xã hội nào đó, mà cho cả một thời đoạn lịch sử của một chế độ và cả dân tộc; rồi từ đó hình thành nên những trang sử của dân tộc về thời đoạn này.
    Chẳng lẽ tôi lại cả gan nhắc nhở người khác về điều ấy? Nhưng dẫu sao, tôi vẫn ghi nhận với sự so sánh đồng đại, lịch đại, về tầm văn hiến chính trị, ở bình diện tự do, dân chủ tại nước ta với các nước trong khu vực, châu lục và trên toàn thế giới: Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ !
    Khi lưu trữ tư liệu sử học này, bất chợt, tôi có ý nghĩ, giá như mỗi người đều có ý thức sử tri một cách cụ thể, hẳn sẽ không nỡ để đất nước ta có những trang sử trung thực đáng tủi thẹn (như phía chức quyền bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản … và phía nhân dân, trí thức chấp nhận “cúi đầu làm thinh” …).
    ... & ...
    Và dẫu tình hình thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ là một "quan sát viên", nhân chứng của thời mình sống.

    TXA.
    23 tháng 4 HB6 ( 2006 )

     
     
    Web BBCVietnamese.com
    21 tháng 4 2006 - Cập nhật 14h33 GMT (ngày giờ tại nước Anh)
     
    CHƯA CÓ Ý ĐỊNH CHO PHÉP BÁO TƯ NHÂN
     
    Bộ trưởng Văn hoá thông tin Việt Nam, Phạm Quang Nghị, nói với đài BBC rằng hoạt động báo chí hiện khác trước nhiều, nhưng Việt Nam không có ý định cho phép ra đời báo chí tư nhân.
    Ông Phạm Quang Nghị nói phương thức quản lý cũng như hoạt động của báo chí Việt Nam nay đã hay hơn và cởi mở hơn trước nhiều.
    Tuy nhiên, ông khẳng định hiện Đảng Cộng sản Việt Nam không có chủ trương sẽ cho phép báo chí tư nhân.
    “Hoạt động báo chí mỗi nước khác nhau. Luật ở Việt Nam không có quy định cho ra báo tư nhân, nên tôi không thể nói trước là bao giờ thì sẽ có báo chí tư nhân. Vấn đề này [báo tư nhân] phụ thuộc vào Quốc hội và ý nguyện chung của nhân dân”.
    Thời gian gần đây, phương tiện truyền thông nhà nước cho đăng một số ý kiến đặt lại vấn đề về hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học ở Hà Nội, lên tiếng trên một tờ báo rằng “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước” và đề nghị Đảng Cộng sản trở lại với tên Đảng Lao động Việt Nam để “quy tụ được ý chí của dân tộc”.
    Khi được hỏi ông nghĩ gì về cuộc tranh luận CNXH – dân tộc, bộ trưởng Phạm Quang Nghị cho rằng CNXH ở Việt Nam ngay từ buổi đầu đã hòa quyện với mục tiêu giải phóng dân tộc.
    “Nếu cái đích của CNXH, chủ nghĩa cộng sản nói chung là giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, thì điều đó được vận dụng ở Việt Nam xuyên suốt từ khi có Đảng cho tới bây giờ. Mục tiêu giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại”.
    “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế chung của nhân loại tiến về trước có thể nhanh chậm khác nhau, nhưng theo tôi, đích đến cuối cùng cũng sẽ là như thế”.
     
    BBCVietnamese.com

    28.3.06

    BAI VIET CUA NGUOI CUNG THOI

    BÀI VIẾT CỦA NGƯỜI CÙNG THỜI

    Dưới đây là bài viết thể hiện ý tưởng:
    Dân chủ là yêu cầu bức xúc của xã hội và cũng là tất yếu lịch sử Việt Nam chúng ta.
    Do đó, mọi kêu đòi, đấu tranh cho nền dân chủ chính đáng, đích thực đều là chính nghĩa. Là người cầm bút (quan sát viên, chứng nhân của thời mình sống), tôi nhận thấy đây là một chứng từ quan trọng.
    Xin mạn phép BBCVietnamese.com để được lưu lại bài viết của LS. Nguyễn Hữu Thọ trên blog này và ở trang web:
    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/trangcnncthoi
    /trangcnncthoi_tluan.htm

    TXA.

    BBCVietnamese.com, 27 – 03 – 2006 (ngày tại Anh quốc):

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story
    /2006/03/060327_nguyenhuutho_speech.shtml


    27 Tháng 3 2006 - Cập nhật 12h14 GMT

    "DÂN CHỦ KHÔNG THỂ CÓ BẰNG SỰ BAN ƠN"


    BBC ghi chú dưới ảnh Ls. NHT.:
    Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nói
    phải phân tích nguyên nhân
    từ căn bệnh quan liêu, bảo thủ, trì trệ


    BBC. giới thiệu: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910 – 1996) là một trong những trí thức miền Nam đi theo Cách mạng và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
    Sau năm 1975, ông được cử làm Phó Chủ tịch Nước, đến năm 1981 là Chủ tịch Quốc hội, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988.
    Trong những năm cuối đời, ông Nguyễn Hữu Thọ có nhiều phát biểu phê phán sự dân chủ hình thức trong bộ máy lãnh đạo các cấp ở Việt Nam.
    Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM năm 1988, ông Nguyễn Hữu Thọ có bài phát biểu gây tiếng vang, với nội dung “Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn”.
    Gần 20 năm trôi qua, đọc lại bài này, những ai quan tâm đến chính trị, xã hội Việt Nam vẫn thấy những vấn đề đặt ra trong bài phát biểu còn tiếp tục được tranh luận trong thời điểm hiện nay.
    Dưới đây là trích đoạn bài phát biểu của luật sư Nguyễn Hữu Thọ đọc tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM năm 1988. Bài phát biểu do Võ Linh Hà ghi, và đã in trong cuốn “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách mạng” - NXB Chính Trị Quốc Gia - 1996.


    "…Trong nhiều bài phát biểu ở Đại hội này, dưới những góc cạnh khác nhau, đều toát lên tinh thần lo toan, trăn trở trước tình hình đất nước còn quá nhiều khó khăn. Nhưng vì sao đất nước ta lại rơi vào một tình trạng khó khăn như thế? Có phải do người Việt Nam chúng ta thiếu khả năng, lười biếng, thiếu năng động, sáng tạo? Chắc là không ai nghĩ như thế, vì quá khứ của dân tộc ta, vì những thành tựu mà người Việt Nam khi ra nước ngoài đã đạt được, chứng minh là không phải như thế.
    Tôi nghĩ rằng phải phân tích nguyên nhân từ căn bệnh quan liêu, bảo thủ, trì trệ còn nặng nề trong bộ máy lãnh đạo các cấp, từ sự thiếu dân chủ và chưa dám mạnh dạn đấu tranh của chúng ta.
    Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh của các tổ chức đại diện cho nhân dân là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể…

    BBC trích riêng để nhấn mạnh: “Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới”.

    Chúng ta phải đau lòng mà nhận thấy rằng vừa qua sự đấu tranh của những công cụ ấy của nhân dân vẫn còn rất yếu. Không phải là chúng ta không có điều kiện để đấu tranh mà là các tổ chức nói trên vẫn còn chưa dám đấu tranh và đã tỏ ra yếu ớt.
    Vì sao, theo quy định, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức có quyền giới thiệu người ra ứng cử vào cơ quan Nhà nước lại không đứng ra thật sự lựa chọn người có tài, đức để giới thiệu mà thường ngoan ngoãn làm theo danh sách được đưa xuống từ cấp trên?
    Chỉ thị 17 của Ban Bí thư đã quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc, vì sao Mặt trận không chủ động, vận dụng và đấu tranh thực hiện?
    Vì sao Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là những tổ chức của nhân dân lại chỉ thụ động thi hành những gì đã được quyết định mà không chủ động nắm bắt, phản ánh, đấu tranh để những vấn đề bức xúc của quần chúng được giải quyết?
    Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng cũng đấu tranh yếu ớt. Những gì đạt được ở những phiên họp QH gần đây vẫn chưa phải là những điều cơ bản. Bãi miễn các chức vụ nhà nước là quyền của QH và Hội đồng nhân dân (HĐND), nhưng quyền ấy chưa bao giờ được sử dụng.
    Quốc hội đã thế, HĐND còn yếu hơn. Chúng ta tốn tiền của, thì giờ để tổ chức bầu cử ra các cơ quan dân cử, để các cơ quan đó hội họp mỗi năm mấy lần, nhưng đã giải quyết được những gì phục vụ nhân dân?
    Người ta chỉ thấy cơ quan thừa hành là ủy ban nhân dân là tổ chức chịu sự kiểm soát của HĐND, nhưng chủ tịch của UBND lại cũng là chủ tịch của HĐND. HĐND quyền lực như thế mà không có bộ máy đầy đủ, không có ngân sách, thậm chí còn không có cả trụ sở. Những điều khôi hài như thế vẫn chưa được đấu tranh để thay đổi.
    Nhân dân ai cũng thích cái bánh thật chứ chẳng ai thích cái bánh vẽ. Chỉ có những kẻ bất tài, có quyền lợi cá nhân gắn với những cơ chế tổ chức hình thức mới thích những thứ hoạt động hình thức đó.

    BBC trích riêng để nhấn mạnh: “Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì những thứ hình thức, hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự”.

    Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì những thứ hình thức, hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự. Nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân chưa được đấu tranh thực hiện, người dân chưa thật sự chọn lựa được những người lãnh đạo theo sự tín nhiệm của họ.
    Tất cả vấn đề là phải đấu tranh để thực hiện. Cuộc đấu tranh này không giống cuộc đấu tranh đối kháng với địch trước đây nhưng cũng phải diễn ra quyết liệt.
    Nghị quyết Đại hội VI và những chủ trương đúng đắn của Đảng phải được đấu tranh để thể chế hóa thành luật. Khi đã có luật thì phải đấu tranh để luật được thi hành. Không có luật pháp thì không thể bảo đảm được quyền dân chủ.
    Chức năng, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan dân cử, các tổ chức quần chúng phải được phân định rõ ràng, không thể để tình trạng giẫm chân, bao biện làm thay tiếp tục xảy ra mãi được.
    Tòa án phải có tính độc lập, không thể xử án theo những lệnh lạc đã được ra sẵn. Tôi cho rằng Mặt trận Tổ quốc cũng cần có một qui chế rõ ràng về mối quan hệ của mình với các cơ quan nhà nước.
    Tôi nghĩ rằng dù cho đại hội này của Mặt trận Tổ quốc TP có thành công đến đâu, vấn đề vẫn tùy thuộc ở sự dũng cảm đấu tranh trong những ngày sắp tới. Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn mà bằng sự đấu tranh".

    LS. NGUYỄN HỮU THỌ