TRAN XUAN AN - PHAN HOI 3 / feedback 3 ( trang phu 3 )

26.4.06

CHẤP NHẬN LẮNG NGHE Ý KIẾN PHÊ PHÁN GAY GẮT

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHẤP NHẬN LẮNG NGHE Ý KIẾN PHÊ PHÁN GAY GẮT


Tôi định xóa bỏ những khung chữ trên web-blog này (và ở "Website Trần Xuân An"), trong đó có những bài góp ý nhân Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 - 25-04-2006), nhưng đọc được một nhan đề (trích nguyên văn lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh) in bằng cỡ chữ lớn trên trang nhất 2 tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày hôm nay, 26-04-2006 (trên 2 websites TT. & TN. online cũng gần như thế), nên tôi vẫn cứ để nguyên những khung chữ góp ý ấy.
Hi vọng mọi người đọc đều hiểu từ "nghe", "lắng nghe" có nghĩa bao gồm là "đọc", "đọc thấy và suy nghĩ"...

TXA.


Web Tuoi Tre
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134681&ChannelID=3


Thứ Tư, 26/04/2006, 00:23 (GMT+7)
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
họp báo vào chiều 25-04-2006


…………

* Reuters: VN đã có cạnh tranh trong kinh tế, vậy liệu có cạnh tranh trong chính trị?
- Tôi nghĩ cạnh tranh trong làm ăn bây giờ là bình thường. Cùng với cạnh tranh trong sản xuất, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tốt hơn. Bởi vì mục đích cuối cùng của Đảng Cộng sản VN không ngoài mục đích nào khác là phục vụ nhân dân.
Tôi không nghĩ có sự tranh chấp quyền lực ở chỗ nào cả. Chúng tôi không chỉ biết nghe, muốn nghe những ý kiến nhận xét tốt mà chúng tôi yêu cầu tất cả các cấp, cả hệ thống chính trị cũng phải dám nghe, biết nghe, lắng nghe tất cả ý kiến, thậm chí ý kiến phê phán gay gắt, từ đó rút kinh nghiệm để tránh những chuyện bất đồng, mâu thuẫn. Đó là điều quan trọng nhất.

…………

WebThanh Nien
http://www2.thanhnien.com.vn/news/default.aspx?
http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/4/26/146677.tno
Chính trị - Xã hội
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh:
Phải biết lắng nghe, cả những phê phán gay gắt!


Thứ Tư, 26/04/2006, 14:36 GMT+7

Việc cạnh tranh trong làm ăn kinh tế đã thấy rõ, vậy khi nào Việt Nam có cạnh tranh trong chính trị?
- Trong quá trình đổi mới của Việt Nam, không khí dân chủ, cởi mở trong làm ăn đã được chính các nhà báo nước ngoài chứng kiến. Cạnh tranh trong làm ăn là chuyện bình thường. Trong chính trị, những đóng góp, thậm chí những ý kiến phê phán của nhân dân ngày càng được các cơ quan chức năng tiếp nhận để nghiên cứu xem xét.
Tôi nghĩ ở đây không có sự tranh chấp quyền lực, có thể có ý kiến này kia khác nhau nhưng nhằm giữ vững đồng thuận để phát triển đất nước. Chúng tôi không chỉ muốn nghe những điều tốt, mà tất cả các cấp phải biết lắng nghe những ý kiến đóng góp thẳng thắn, thậm chí là gay gắt, từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình, tạo sự đồng thuận xã hội. Đó là vấn đề quan trọng nhất.