“CĂN HỘ”, “NHÀ” HAY WEBLOG, WEBSITE...
(tạp ghi)
Lời thưa trước: Chủ nghĩa nhân văn, trong đó có các giá trị độc lập - tự do, dân chủ - văn minh, bình đẳng - công bằng, nên cao siêu hay cụ thể? Cao siêu là cần thiết cho trí tuệ nhưng cụ thể mới thiết thực. Bàn luận về những cái bình thường có làm ngọn bút ta tầm thường không?
http://www.tranxuanan-linkdoanket.blogspot.com
+++ Có một số nhà văn, nhà nghiên cứu cho rằng, không nên đưa những danh sách này (trong đó có Trần Xuân An) vào các trang weblogs, vì phần lớn trong số các vị có tên, họ không viết tác phẩm bằng thể nhật kí (blog [book of log; log book] [?] [*]) bao giờ cả, cho dù ai cũng biết, trong văn học Việt Nam và thế giới, một số tác giả lớn lại thành danh với thể ấy.
+++ Ý kiến của một số nhà sáng tác, nghiên cứu khác: BLOGGER [*] chỉ là một thương hiệu. Đây là một cống hiến miễn phí của GOOGLE, với kĩ thuật internet vào loại cao nhất, tiện dụng nhất, được một đội ngũ kĩ sư lành nghề nhất đảm nhiệm việc bảo trì thường xuyên, người viết khỏi âu lo là còn phải kiêm thêm công việc bảo vệ những trang web của mình. Vả lại, ý nghĩa của từ "blog" đã mở rộng (một hoặc những trương mục [account / s] chứa đựng bất kì thể tài nào trên một website có tên miền [domain name] riêng [*]).
+++ Ý kiến về sách in giấy hay weblog, website: Biện pháp tối ưu là nên xuất bản sách in giấy trước khi đưa lên weblog hay website, để vừa bảo đảm bản quyền, vừa có văn bản cố định làm căn bản (sách in giấy), lại vừa có thể phổ biến sâu rộng (weblog, website). Sách in giấy, e-book--weblog, e-book--website, mỗi thứ có thuận tiện và thế mạnh riêng. Không nên căn cứ vào phương tiện (sách in giấy, weblog, website) để phân biệt "ngôi thứ". Đó là chưa kể đến loại sách-trên-sóng-phát-thanh (e-book--radio)! Vấn đề là chất lượng, giá trị đích thực của tác phẩm.
+++ Ý kiến của một nhà nghiên cứu: Trang này có thể sẽ phải xóa đi, để lưu trữ vào CD, hoặc sẽ dành cho một website có tên miền riêng trong một ngày gần đây, như Trần Xuân An đã thưa trước. Tôi cảm thấy khá buồn cười; không ngờ như vậy vô hình trung lại khiến mất đoàn kết thêm, chỉ vì sự phân biệt thể loại này hay thể loại khác, phân biệt "biệt thự", "nhà", "căn hộ trong chung cư" hay "phòng trọ" hoặc "lều"! Nhưng, so sánh thế cũng chỉ đúng ở cái tên miền (domain name) mà thôi! Thực chất, website thông thường cũng chỉ là "nhà thuê" (thuê "lô đất" [host], máy chủ [server]). Thử nhìn xem, về hình thức và khả năng phổ biến, trang weblog này có khác gì trang website nào đâu! Cả hai đều ở trên mạng liên thông toàn cầu (internet)! Nếu không có vấn đề "kiểm duyệt" internet, hay "hạn chế vì đụng chạm về chính trị, tôn giáo" nào đó, hoặc có thì giờ và trình độ kĩ thuật để chống tin tặc (hacker, một loại phá bĩnh, "kiểm duyệt" bất hợp pháp kiểu mafia), thì việc gì phải "ở nhờ"! Giá tiền một website với tên miền hẳn hoi, cũng không phải nhiều người không trả nổi (vài triệu đồng, tiền Việt Nam, một năm!). Vâng, vấn đề chính yếu là chất lượng, giá trị đích thực của tác phẩm, cũng như vấn đề là phẩm chất, tài năng đích thực của người chủ nhà.
+++ Ý kiến của một số nhà văn, nhà thơ khác nữa: Có lẽ ví von weblog-s như một căn hộ hay những căn hộ liên kế trong một chung cư là hợp lí nhất. Về địa chỉ, các căn hộ trong chung cư ấy đều có chung "tên miền", "lô", chỉ khác nhau con số của "căn hộ" mà thôi.
Thử so sánh địa chỉ căn hộ và địa chỉ webblog dưới đây:
~~~ Ông Trần Văn Z, căn hộ 456, lô G, Chung cư XXX, 324 Bến Chương Dương, phường 9, Quận 20, TP.HCM., Việt Nam
~~~ http://www.tranxuanan-linkdoanket.blogspot.com [**]
+++ Ý kiến một người đọc: Như vậy, Blogger là một chung cư miễn phí (khu tập thể nhà ở không tính tiền thuê nhà).
+++ Ý kiến người đọc thứ hai: So sánh nhà ở và nhà văn, nhà khoa học cũng dễ hình dung nhưng quá “khập khiễng”. Thực ra ngôi nhà tinh thần và ngôi nhà vật chất là hai lĩnh vực khác nhau. Nhà ở bằng tranh tre hay nhà ngói, nhà lầu, biệt thự, nhiều trường hợp chỉ là thừa kế chính đáng hoặc mua bằng tiền bất chính (tham nhũng, kinh doanh bất lương…) hay chi do chiếm đọat, và rất khó thực hiện bình đẳng và công bằng theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo phân phối” (làm nhiều, làm giỏi, được ở nhà đẹp, rộng, tiện nghi và ngược lại). Nhà tinh thần (nhà nghiên cứu, sáng tác) chỉ do bản thân tác giả làm ra, chứ không thể thừa kế, sang nhượng, mua bán, chiếm đoạt, tham nhũng mà có được (nếu có cũng dễ phát hiện qua những trại sáng tác, những đợt tổ chức nghiên cứu, chủ yếu căn cứ vào thâm niên trong lao động nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, độ sâu dày của hàng loạt tác phẩm), và cũng rất dễ thực thi nguyên tắc bình đẳng, công bằng (bình đẳng về nhân phận, công bằng trong cống hiến - thụ hưởng, không phải bình quân chủ nghĩa) kể trên. Không nên căn cứ vào cái được gọi là quyền lợi chính trị hay lí lịch xét về mặt chính trị để phong cấp hoặc hạn chế danh hiệu “nhà tinh thần”.
+++ Ý kiến một họa sĩ: Tôi thấy các nhà nghệ thuật, nghiên cứu khoa học đều nghèo về vật chất, nhà ở của họ phần lớn là tồi tàn. Họ chỉ có danh giá ở lĩnh vực “nhà tinh thần” mà thôi.
+++ Ý kiến một nhà báo “tự do”: Đừng bày đặt phân biệt weblog, website và báo in giấy để ngăn chặn ý kiến đối lập. Weblog, website miễn phí (free) là một phương tiện để tự vệ không tốn tiền trước các loại bạo quyền, mafia-quyền để dân chủ hóa xã hội về mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực thi ca (đăng thơ, xuất bản thơ), hội họa (mở phòng triển lãm trên mạng), chứ không chỉ ở lĩnh vực thông tin thời sự… Trước đây, nhà thơ ngoài biên chế nhà nước chỉ làm thơ ngăn kéo, thơ truyền miệng và họa sĩ ngoài biên chế nhà nước chỉ triển lãm trong xó bếp, buồng ngủ… Trại viết, trại vẽ do nhà nước tổ chức, đâu có mời họ bao giờ! Còn thân phận các nhà nghiên cứu ngoài biên chế nhà nước? Sách nghiên cứu, bài khảo luận của họ bị ngâm tôm; viện nghiên cứu, trường đại học hay hội khoa học không lúc nào có nhã ý mời họ tham dự hội thảo, hội nghị khoa học hay nhận đề tài nghiên cứu cả! Còn trại nghiên cứu thì chưa từng có! ... Tuy nói vậy, nhưng nếu có một xã hội dân chủ, văn minh, bình đẳng và công bằng thực sự và chính đáng vẫn tốt hơn. Có điều, đến bao giờ?
+++ Ý kiến của một nhà giáo: Tất cả đều "bung ra" rồi. Từ Đổi mới, Cởi trói (1986) đến nay, tình hình báo chí, xuất bản, có khá hơn chứ, lại có thêm internet nữa; tuy vậy, cũng bị bọn xấu, phản động lũng đoạn không ít. Thật rắc rối, đau đầu. Được cái này, mất cái nọ. Chưa bao giờ có một xã hội thật sự như ý.
+++ Ý kiến một nhà văn "tự do": Tôi làm đơn gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam, đơn bị ngâm suốt 10 năm nay chưa được xét đến, mặc dù tôi có đến 7 cuốn tiểu thuyết đã xuất bản! Còn về học hàm, học vị, bạn tôi nói: Có rất nhiều tiến sĩ, giáo sư không viết được một bài nghiên cứu nào, mà chỉ ... khoe có cái thẻ đỏ đảng viên!
+++ Ý kiến của một nhà thơ nữ: Tất cả "khẩu hiệu" của nhà nước và các phe phái đều suông cả, mị cả! Thực chất là áp bức, tranh đoạt lẫn nhau. Phe này, miền này áp bức, tranh đoạt phe kia, miền kia, còn chúng ta chết đứng! Xã hội nói chung thì tầm thường, cứ nghĩ danh hiệu nhà nghiên cứu, nhà văn như quân hàm trên vai công an, bộ đội... (như một nhà văn Ba Lan, Mrozech thì phải, đã châm biếm, với một chi tiết rất đắt: con cánh cam tình cờ đậu trên ve áo, có người ngỡ là văn hàm; chợt con cánh cam bay đi, và thái độ, cách đối xử của người ấy cũng thay đổi...). Nhưng rốt lại, cũng phải tùy theo đời, vốn căn cứ vào văn hàm, học vị, ta nên đấu tranh để có văn hàm, học vị xứng đáng, không nên "sĩ diện hão"; và đồng thời cũng phải giữ phẩm chất đích thực của nhà nghiên cứu, nhà sáng tác, lấy giá trị tác phẩm làm cái bền vững, dài lâu, "cái còn lại sau khi tất cả đã mất". Phải đấu tranh để giành quyền sống xứng đáng với giá trị đích thực của mình!
+++ Có độc giả bổ sung thêm một danh sách các nhà nghiên cứu, sáng tác thuộc tỉnh Quảng Trị. (Riêng danh sách này, tôi [TXA.] có tự ý bổ sung thêm một nhà thơ tiền chiến: Phan Văn Dật [1907 - 1987]).
+++ Các ý kiến khác: Trông chờ những danh sách khác.
+++ Thêm một ý kiến của một nhóm nhà nghiên cứu, sáng tác: Trông chờ các ý kiến phản hồi khác.
Thứ nhất (thứ hai cũ), ngày 23-10 HB6 (2006)
TXA. chép lại các ý kiến phản hồi
và chỉ mỉm cười, nhưng không phải mỉm cười một cách "cao đạo".
______________________________
[*] Từ điển Oxford advanced learner's (Oxford University Press, 2005, p. 146-147) chỉ định nghĩa:
Blog:
Noun: A personal record that sb (somebody) puts on their website giving an account of their activities and their opinions, and discussing places on the internet they have visited.
Danh từ: Một hồ sơ cá nhân mà người nào đó thiết lập vào website [trở thành website tập thể] của họ để tạo nên một trương mục về hoạt động của họ, ý kiến của họ, và những chỗ thảo luận trên mạng liên thông toàn cầu mà họ đã ghé thăm.
Verb: to keep a blog => blogger (noun).
Động từ: quản lí, gìn giữ một blog => Danh từ chung: người quản lí, gìn giữ blog.
Bị chú 1:
Theo "Wordweb Dictionary":
Blog
Noun (blog):
A shared on-line journal where people can post diary entries about their personal experiences and hobbies.
“Postings on a blog are usually in chronological order”.
Verb (blogged; blogging):
Read, write, or edit a shared on-line journal.
Danh từ (blog):
Một bản thông tin trực tuyến hằng ngày được góp phần vào, [ấy là] nơi mà người ta có thể công bố [hoặc gửi lên] những mục nhật kí về những kinh nghiệm và sở thích cá nhân.
“Những công bố trên một blog thì thường thường theo thứ tự có tính niên biểu (trình tự thời gian)”.
Động từ (blogged; blogging):
Đọc, viết, hay sửa chữa một bản thông tin trực tuyến được góp phần vào.
Bị chú 2:
BLOGGER (Google) nêu câu hỏi, "what is a blog?" (một blog là gì?), và định nghĩa dưới các hình vẽ biểu tượng có phụ đề: ý nghĩ, phản hồi, hình ảnh, điện thoại di động
( http://www.blogger.com/start ):
A blog is your easy-to-use web site, where you can quickly post thoughts, interact with people, and more.
Một blog là web-site dễ sử dụng của bạn, nơi bạn có thể công bố (hoặc gửi lên [mạng liên thông toàn cầu]) những ý nghĩ, tương tác với [mọi] người một cách nhanh chóng, và nhiều [cách thức, nội dung] hơn thế nữa.
[**] Cũng theo từ điển Oxford advanced learner's, bên trên, tr. 1426:
Spot:
1. small mark (điểm nhỏ, vết nhỏ);
2. place (nơi, chốn);
3. small amount (số lượng nhỏ);
4. part of show ([một] phần cuộc trình diễn);
5. in competition ([vị trí] trong sự cạnh tranh);
6. light (ánh sáng => spotlight: đèn chiếu điểm, đèn pha).
Do đó, có thể khu biệt nghĩa theo ngữ cảnh của từ "spot"; và xác định nghĩa của từ ghép BLOGSPOT (hoặc ngữ danh từ BLOG SPOT): [địa] điểm đặt blog; [một] phần của website (ở đây là website www.blogger.com / blogspot.com ).
Từ đó, chúng ta có thể rút ra định nghĩa chung nhất cho mỗi từ ngữ: BLOG, BLOGGER & BLOGSPOT (BLOG SPOT)...
TP. HCM., thứ hai (thứ ba cũ), 9 giờ 40 phút, 24-10 HB6
& 25 & 30-10 HB6
_____________________________________
TỪ NGÀY 27-10 HB6 [2006], CÓ SỰ THAY ĐỔI TEMPLATE CỦA 3 TRANG PHỤ 1, 2 & 3, ĐỒNG THỜI CÓ BỔ SUNG THÊM MẤY DÒNG Ở MỤC ABOUT. NGOÀI RA KHÔNG CÓ MỘT THAY ĐỔI NỘI DUNG NÀO KHÁC, CHO DÙ MỘT DẤU PHẨY. NẾU CẦN THIẾT, TÔI SẼ ĐÍNH CHÍNH, CHỨ KHÔNG TÙY HỨNG THAY ĐỔI, SỬA CHỮA NỘI DUNG MÀ KHÔNG THÔNG BÁO (GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI ĐỌC), NHƯ ĐÃ NHIỀU LẦN GHI CHÚ NHẤN MẠNH.
TRÂN TRỌNG & CẢM ƠN.
TXA.
29 & 30-10 HB6
02-11 HB6
_____________________________________
THÊM MỘT Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA MỘT NHÀ VĂN
VỀ “CĂN HỘ”, “NHÀ” HAY WEBLOG, WEBSITE...
Có nhiều người cảm thấy phiền lòng khi khơi vấn đề ra như vậy. Một số người khác vẫn giữ thái độ cao đạo, xem vấn đề này thuộc lĩnh vực rởm. Khá nhiều người khác lại hềnh hệch cười, khúc khích cười, trong giọng cười toát ra đủ vẻ hãnh tiến.
Nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu... thực chất cũng là những "con người bình thường" với những thái độ đáng phàn nàn? Ai đó lỡ mê tín, ngưỡng vọng nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... hẳn bị vỡ mộng?
Tất nhiên nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu... (nói chung là giới cầm bút văn nghệ, học thuật) về bản chất, không đến nỗi tầm thường như vậy. Chẳng qua là do cơ chế xã hội nước ta hiện nay với thói đời muôn thuở. Tỉ lệ bao nhiêu phần trăm do cơ chế xã hội, bao nhiêu phần trăm do thói đời muôn thuở, mỗi người tự ngẫm nghĩ, so sánh đối chiếu với các thời đại, các nước trên thế giới sẽ thấy rõ.
Ý kiến cuối cùng về vấn đề đang nêu ra có lẽ cũng là ý kiến của nhà văn này. Xin ghi nhận như sau: "MỖI NGƯỜI CẦM BÚT HÃY ĐƯA TẤT CẢ TÁC PHẨM (SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU) CỦA MÌNH LÊN MẠNG LIÊN THÔNG TOÀN CẦU (INTERNET), WEBSITE-FRONTPAGES HAY WEBSITE-BLOGS GÌ CŨNG ĐƯỢC. VÀ NHƯ VẬY VẤN ĐỀ SẼ SÁNG TỎ RA TRƯỚC CÔNG LUẬN. Những cây bút phê bình "có tổ chức", phe cánh sẽ khó dìm, khó nâng được ai theo ý đồ của lãnh đạo, ý đồ bên ngoài văn chương, nghệ thuật. Phiền lòng, cao đạo, hãnh tiến làm gì! Dĩ nhiên, còn có thêm một điều nữa: Nếu xuất bản thành sách in giấy trước, vẫn là tối ưu". Nhà văn này rất cảm ơn INTERNET, mặc dù cũng rất ngán "rác rưởi" khá nhiều trên "mạng lưới".
Người ghi nhận xin miễn bình luận.
Trân trọng,
TXA.
Lúc 16 : 36', thứ bảy (chủ nhật cũ), ngày 03-12 HB6 (2006)
tại TP.HCM., Việt Nam.
04-12 HB6
______________________________
GOOGLE PAGE CREATOR
Cách đây khoảng hơn mười ngày, tôi tình cờ biết được GOOGLE có thêm một website cộng đồng mang tên "Google Page Creator". Quả là thú vị, khoảnh khắc ấy!
Creator? Nói theo cách tiếp thị, "khách hàng là thượng đế" (creator). Nói theo các nhà dân chủ, mỗi công dân, mỗi thành viên đều là người làm chủ, người xây dựng (creator) đất nước mình, hội đoàn mình tham gia.
Tôi tìm định nghĩa ở Từ điển Oxford (Oxford Advanced learner's dictionary, Oxford University Press, 2005), tr. 345: "Creator: (noun) 1. A person who has made or invented a particular thing: Walt Disney, the creator of Mickey Mouse. 2. the Creator: God".
(Một người đã tạo ra hoặc phát minh một vật thể [:tác phẩm; công trình khoa học, công nghệ...] đặc biệt [:độc sáng]: Walt Disney, nhà sáng tạo ra [loạt phim hoạt hình] "Chuột Mickey". 2. [viết hoa]: Thượng đế).
Hiểu theo nghĩa đen của cụm từ, phải chăng là "Người sáng tạo ở (họăc của) 'Trang Google'" hay "Tác giả ở 'Trang Google'"? Người cầm bút ở bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng đều có thể tham gia vào website "Google Page Creator", theo cách "hồn ai nấy giữ".
Dẫu với cách hiểu nào đi nữa, với tên website cộng đồng như thế, rõ ràng là biên độ thể loại không còn gò bó vào thể nhật kí (blog); còn mức độ và tính chất, ý hướng sáng tạo của mỗi thành viên tự do tham gia là tuỳ từng người.
Tôi nghĩ thế. Xin trân trọng thực hiện thêm một bản sao trang "Giao lưu - đoàn kết -- Những danh sách rời về các nhà hoạt động văn học nghệ thuật, nghiên cứu trong và ngoài nước" và đưa đến địa chỉ mới:
http://tranxuanan.writer.googlepages.com
/linkdoanket
Thành thật tạ lỗi vì đã lạm dụng danh xưng "blogger".
Chân thành cảm ơn Google (Google Blogger Team, Google Page Creator Team...).
Trân trọng,
Trần Xuân An
14 giờ 22', ngày 22-3 HB7 (2007)
[Mùng 4 tháng 2 Đinh hợi HB7],
tại TP.HCM., Việt Nam.
6 : 22', 23-3 HB7